Thuốc nhỏ mắt có chất kháng histamin

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 58 - 61)

Đây là thuốc chống dị ứng, với các biệt dược như Daiticol, Daiguku, Opcon A, Rohto… phối hợp

với các chất khác. Những người bị đỏ ngứa mắt, xốn mỏi mắt, cay mắt do đọc sách, vi tính, gió, bụi, nhỏ một giọt cảm thấy cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc gây khô mắt do keo dịch tiết. Nếu dùng dài ngày dịch tiết ở mắt keo lại sẽ khó nhìn hơn, lại càng khó chịu khi khơng có thuốc.

Với thuốc nhỏ mắt có chất kháng histamin, người bị tăng nhãn áp cần cảnh giác.

Loại nhỏ mắt còn gây nhức đầu, mộng mị, nhìn mờ, nhuộm màu giác mạc, khó chịu như có dị vật ở mắt, sung huyết, chảy nước mắt (Emedastin). Trong các trường hợp này, chỉ nên dùng Natrichlorid 0,9%.

Lưu ý:

Ngoài ba loại thuốc nhỏ mắt trên, cũng cần chú ý tới thuốc nhỏ mắt có các chất cường giao cảm như Phenylephrin, Tetrahydrozolin, với các biệt dược như Nydrin P, Visin, Spersallerg, V. Rohto… là thuốc cấm sử dụng cho những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, glơcơm, cường giáp.

2. Các biện pháp phịng ngừa các tai biến do thuốc nhỏ mắt biến do thuốc nhỏ mắt

- Trước khi dùng thuốc nhỏ mắt, cần xem kỹ tên thuốc đơn hướng dẫn, đặc biệt với thuốc nhỏ mắt kết hợp nhiều thành phần.

tương tác giữa các thuốc nhỏ mắt với các thuốc dùng đường khác, các bệnh đang mắc phải như tăng huyết áp, glôcôm, hen suyễn, tiểu đường.

- Dùng thuốc mà khơng thấy cải thiện tình trạng bệnh cần hỏi ý kiến thầy thuốc. Khơng dùng thuốc dài ngày nếu khơng có ý kiến thầy thuốc. Cần phải thận trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ em.

- Tốt nhất không nên tự động dùng thuốc hoặc mách bảo của người khác mà cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc dược sĩ khi dùng thuốc nhỏ mắt.

- Lọ thuốc nhỏ mắt đã mở dùng, chỉ nên dùng trong nửa tháng.

- Người có cơ địa dị ứng như hen phế quản, mề đay,.. cần thận trọng khi nhỏ mắt bằng các thuốc có chứa kháng sinh.

HÃY CẨN THẬN VỚI THUỐC NHỎ MŨI1

Hiện nay có nhiều loại thuốc nhỏ mũi. Tuy nhiên, dùng thuốc nhỏ mũi không đúng cách cũng gây nhiều tai biến.

Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi là tên chung của nhiều loại thuốc khác nhau được dùng tại chỗ để điều trị các chứng bệnh của mũi. Các thuốc

này không những chỉ khác nhau về cách sử dụng, hiệu quả, mà đặc biệt cịn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, gây hại cho niêm mạc mũi, nhất là ở trẻ em.

1. Các tai biến thường gặp khi dùng thuốc nhỏ mũi thuốc nhỏ mũi

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 58 - 61)