THẬN TRỌNG KHI DÙNG VIÊN THUỐC SỦ

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 41 - 44)

- Sữa bò và các chế phẩm từ sữa

THẬN TRỌNG KHI DÙNG VIÊN THUỐC SỦ

Thuốc sủi là một dạng bào chế của loại thuốc uống. Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc được bào chế dưới dạng này như Efferalgan codein, Efferalgan,.. Khác với các loại thuốc viên thường gây cảm giác khó chịu khi uống, thuốc sủi (Effervescent) được mọi lứa tuổi ưa chuộng.

Màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon, loại thuốc này luôn tạo cảm giác dễ chịu, nhưng lại có thể khiến người dùng tăng hoặc thêm bệnh nếu không sử dụng đúng.

Natribicarbonat là một chất để tạo sủi có trong viên thuốc sủi. Chất này có bản chất kiềm

nên khi gặp chất có tính acid như vitamin C (cịn gọi là acid ascorbic) chẳng hạn trong mơi trường nước thì sẽ tạo một phản ứng hóa học để thành muối ăn và sinh ra các bọt khí.

Một số thuốc sủi còn được phối chế thêm các chất tạo màu và tạo mùi thơm như chanh hay cam, có thuốc cịn có thêm đường để tạo vị ngọt.

Thuốc sủi được bào chế với mục đích khi dùng giống như một thứ đồ uống giải khát thông thường, gây cảm giác dễ chịu. Tác dụng này gây hiệu ứng tâm lý khá tốt nhất là đối với trẻ em.

Một tác dụng khác của thuốc sủi là thuốc đã hịa tan trong mơi trường nước, nên khi uống vào cơ thể thuốc được hấp thu nhanh vào máu qua đường tiêu hóa, hiệu quả chữa bệnh cũng đến nhanh.

Cần lưu ý một số điểm sau đây khi sử dụng thuốc sủi:

- Dùng cả viên thuốc và hịa tan hồn tồn trong một cốc nước đã đun sơi để nguội. Có thể cho thêm một vài viên đá cho có cảm giác mát lạnh. Phải đợi cho viên thuốc tan hết mới được dùng.

- Sau khi lấy một viên thuốc ra khỏi hộp thì số thuốc cịn lại phải được đậy nắp thật kín, tránh ẩm. Viên thuốc sủi nếu để lâu ngồi khơng khí sẽ bị hút ẩm và mất đi tác dụng sủi bọt.

- Cất thuốc ở chỗ cao, ngoài tầm với của trẻ để tránh trường hợp bố mẹ vắng nhà trẻ tự động lấy thuốc ra dùng.

- Đối với viên thuốc sủi UPSA C, ngồi lượng vitamin C có trong một viên là 1.000mg cịn có 283mg muối ăn (hình thành sau phản ứng hóa học có sủi bọt) nên khơng được dùng cho những người bị suy thận hoặc những người kiêng ăn mặn. Bệnh nhân bị cao huyết áp cũng không nên dùng nhiều.

- Với viên UPSA C calcium hay viên Calcium Sandoz forte, do có chứa thêm thành phần muối khống calci (500mg) ngồi lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt nên cũng cần thận trọng như khi dùng UPSA C.

Các loại viên sủi này không được dùng cho những người bị calci cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay mắc bệnh sỏi thận.

- Tác dụng phụ của các viên thuốc sủi rất hiếm xảy ra và nếu có thì nhẹ, chẳng hạn như cảm giác ậm ạch do có nhiều hơi trong bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

- Khơng nên dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có ga như Coca Cola hay Pepsi Cola, 7 Up.

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 41 - 44)