Ấm sắc thuốc

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 72 - 74)

Nên dùng nồi đất để sắc thuốc. Không nên dùng nồi sắt, nồi đồng, kể cả nồi nhôm để sắc thuốc. Trong dược liệu có rất nhiều tanin, nếu dùng ấm sắc bằng kim loại, trong quá trình sắc thuốc sẽ tạo thành tanat sắt, tanat đồng, tanat nhôm… làm biến đổi chất thuốc. Dùng nồi nhôm để sắc thuốc, nếu thang thuốc có các vị chua như Ngũ vị tử, Sơn tra… nồng độ nhôm trong thuốc sắc rất cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngày nay có nhiều loại ấm sắc thuốc bằng điện của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Có thể sử dụng các ấm sắc trên. Nhưng nên sắc thuốc bằng nồi đất, ấm đất.

- Nước sắc

Nên dùng nước sạch để sắc thuốc. Thang có “Đại tễ, tiểu tễ’’, do vậy lượng nước sắc tuỳ theo thang to hay thang nhỏ mà đổ nước cho vừa. Nguyên tắc là đổ nước phải ngập dược liệu hai đốt ngón tay. Những lần sắc sau thì đổ ít hơn lần trước.

Cách sắc thuốc

Trước khi sắc nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã ít nhất 30 - 60 phút. Nếu ngâm thuốc trước khi sắc, chất lượng thuốc sắc sẽ tốt hơn là không ngâm và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.

Nếu là thuốc bổ, nên sắc 3 - 4 lần. Sắc “Văn hoả” là dùng lửa nhỏ, sắc lâu. Mỗi lần sắc 60 - 90 phút.

Nếu là thuốc phát tán, thuốc công hạ, nên sắc 2 - 3 lần. Sắc “Vũ hoả” là dùng lửa to, sắc nhanh khoảng 10 - 30 phút là được.

Một số vị có cách sắc khác nhau, ví dụ: các thuốc là khống vật cần sắc trước, các thuốc có tinh dầu như Gừng, Bạc hà… thường cho sau khi thuốc đã sắc gần được. Ngũ vị tử có tác dụng giảm men gan rất tốt nhưng trước khi sắc phải đập dập nhân. Một số thuốc quý như Nhân sâm, sừng Tê giác cần sắc riêng rồi mới hợp với nước thuốc. Các loại cao thuốc, a giao, mật ong… sau khi sắc chắt nước thuốc rồi mới hồ các vị trên khi thuốc cịn nóng.

Mỗi thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy cần lưu ý sắc thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG TRONG KHI UỐNG THUỐC ĐƠNG Y UỐNG THUỐC ĐƠNG Y

Ngay từ xưa, Đơng y rất coi trọng việc kiêng kỵ khi uống thuốc Đơng y. Cổ nhân có câu: Dụng

hàn viễn hàn, dụng nhiệt viễn nhiệt. Ăn kiêng có tác dụng hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến tác dụng của thuốc và nâng cao hiệu quả tình trạng sức khoẻ của người bệnh… của thuốc

Một số loại thực phẩm có tác dụng làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc như Đậu xanh, Giá đỗ… vì vậy khi uống thuốc Đơng y nên kiêng.

Nhiều vị thuốc có tương kị với một số thức ăn, thường được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể:

Ví dụ:

Trong thang thuốc có Hà thủ ơ đỏ nên kiêng ăn cá không vẩy như lươn, trạch, cá trê.

Kiêng thịt chó khi thuốc có Cát cánh, Cam thảo, Hồng liên, Ơ mai.

Kiêng Ba ba khi uống thuốc có Bạc hà. Kiêng giấm khi thuốc có Phục linh. Kiêng chè khi thuốc có Thổ phục linh. Kiêng thịt lợn khi thuốc có Ké đầu ngựa. Sách Ẩm thực bách kỵ của Trung y đề cập

đến việc kiêng khem như sau:

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 72 - 74)