HÃY THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC CẢM CÚM

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 44 - 47)

- Sữa bò và các chế phẩm từ sữa

HÃY THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC CẢM CÚM

THUỐC CẢM CÚM1

Nửa tiếng sau khi uống hai viên Rhumenol D500 để chữa cảm, chị Nguyễn Thị Thanh Hiên (Thái Hà, Hà Nội) phải vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai với các triệu tiền chứng sốc: đau đầu dữ dội, nôn, đánh trống ngực, huyết áp 160/90 mmHg.

Chị Hiên kể, chị bị cảm, đau đầu, sổ mũi nên muốn dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng này. Sau bữa cơm trưa hơm đó, chị cũng đã uống hai viên và khoảng hai tiếng sau cảm thấy đau đầu nhiều hơn trước, nhưng không để ý. 10h30 tối, chị lại uống hai viên nữa và chỉ 30 phút sau, chị thấy đầu đau như bị ép chặt từ hai bên mang tai, cảm giác như có “Vịng kim cơ” trên đầu mình, cái vịng đó cứ tuần tự siết vào rồi thả ra theo nhịp của mạch máu. Thấy cơn đau ngày càng tăng, chống váng, buồn nơn, tim đập mạnh, chị quyết định đến Trung tâm Chống độc. Bệnh nhân khẳng định trong ngày hơm đó khơng uống một loại thuốc nào khác, cũng khơng ăn thứ gì khác với mọi ngày. Huyết áp của chị vốn bình thường.

Nằm viện với chị Hiên hơm đó có hai người khác cũng có triệu chứng sốc sau khi dùng thuốc

cảm. Theo lời kể của nữ bệnh nhân Sáng, sinh viên năm thứ nhất, cơ uống Rhumenol và sau đó cũng bị đau đầu dữ dội. “Trong đời tôi chưa từng bị đau đầu ghê gớm như thế, nên tơi khơng kìm nổi kêu khóc”, cơ Sáng kể. Khi nhập viện, cơ được các bác sĩ đo huyết áp và kết quả là 170/90 mmHg. Một nam bệnh nhân cũng có các triệu chứng tương tự, hậu quả của việc dùng mấy loại thuốc cảm trong một đợt.

Cả ba bệnh nhân trên đã đều được xuất viện. Họ nằm trong số 27 người bị sốc sau khi dùng thuốc cảm mà Trung tâm Chống độc tiếp nhận từ đầu năm đến nay. Ơng Phạm Duệ, Phó giám đốc Trung tâm cho biết, mấy năm gần đây, hầu như tháng nào cũng có một vài người nhập viện do nguyên nhân này. Các loại thuốc cảm họ dùng đều là những biệt dược phổ biến trên thị trường. Ngoài một số bệnh nhân dùng mấy loại thuốc cảm một lúc (do uống thuốc này không khỏi lại uống thuốc khác, gây quá liều), đa số dùng đúng như hướng dẫn sử dụng: 1 - 2 viên/lần, ngày 3 - 4 lần.

Theo nghiên cứu ban đầu của Trung tâm, tác nhân gây sốc là phenyl propanolamin, một chất có mặt trong hầu hết các loại thuốc cảm. Do tác dụng co mạch, nó giúp giảm sung huyết niêm mạc mũi, giảm tiết dịch ở cơ quan này. Tác dụng phụ của nó là gây tăng mạnh huyết áp với các biểu hiện kể trên. Theo dược văn, liều an toàn của phenyl propanolamin là 25 - 30 mg cho

mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, nhằm cắt nhanh triệu chứng cảm, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng chất này với hàm lượng cao. Chẳng hạn, trong mỗi viên Rhumenol D500 có đến 30 mg, trong khi hướng dẫn sử dụng cho phép uống đến hai viên một lần. Các loại thuốc cảm chứa phenyl propanolamin đều ghi là chống chỉ định với người cao huyết áp, huyết khối, mạch vành, cường giáp, tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người khơng có vấn đề gì về tim mạch vẫn bị sốc với liều dùng đúng như hướng dẫn.

Do các thuốc cảm được quảng cáo nhiều, bán không cần đơn, lại loại bỏ triệu chứng cảm nhanh chóng nên người dân rất hay dùng. Nhiều người dùng thuốc này không đỡ đã tự ý đổi thuốc khác uống thêm. Vì vậy, ngồi những bệnh nhân đã điều trị ở Trung tâm Chống độc, chắc chắn sẽ có thêm nhiều trường hợp khác bị sốc nhưng khơng được phát hiện. Nếu có đi khám, họ dễ bị chẩn đốn do ngun nhân khác, vì hiện rất ít bác sĩ biết về khả năng gây sốc của loại thuốc này. Đặc biệt, những người trẻ tuổi rất dễ bị nhầm với chứng dị mạng mạch máu. Nếu bị sốc nặng, những trường hợp huyết áp tăng quá mạnh có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.

Báo Lao động số ra ngày 11 tháng 9 năm

2002 cũng có một bài báo trong chuyên mục “Vấn đề bạn quan tâm” với nhan đề: “Thuốc ngủ, thuốc

cảm cúm cũng gây ngộ độc”. Các thuốc gây ngộ độc cũng chính là các thuốc cảm cúm được nói trên. Ngay cả Rotunda, một thuốc an thần được các nhà sản xuất cho là an toàn cũng đã gây nhiều trường hợp ngộ độc.

Để đề phòng các tai nạn kể trên, người dân nên thận trọng khi dùng các thuốc cảm, thuốc an thần,.. không nên lạm dụng chúng. Những người có tiền sử cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác không được dùng những thuốc chứa phenyl propanolamin. Khi có các triệu chứng khác thường, cần đến bệnh viện ngay.

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 44 - 47)