Các thuốc kháng sinh

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 53 - 54)

+ Neomycin: là kháng sinh gây hại nhất cho tai. Khi dùng bằng đường uống với liều cao để diệt khuẩn đường ruột, hoặc dùng liều cao để bôi vết thương đã có thể gây điếc.

+ Kanamycin và Amikacin: cũng gây độc hại mạnh như Neomycin.

+ Streptomycin: gây tổn hại nhanh chóng cho bộ phận tiền đình, dẫn đến chóng mặt, mất cân bằng, loạng choạng, khó bước đi trong chỗ tối. Nếu sử dụng 1g/ngày trong một tuần lễ thì sau 7 - 10 ngày, bệnh nhân sẽ suy giảm sức nghe. Nếu tiếp tục điều trị sẽ dẫn tới điếc nặng, vĩnh viễn không phục hồi được.

Cần chú ý khi dùng loại kháng sinh này cho trẻ em. Hiện nay Steptomycin còn là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lao, do dùng dài ngày, phối hợp nhiều thuốc nên dễ gây tai biến giảm thính lực, thậm chí điếc.

Đã có trường hợp dùng Streptomycin điều trị lao phổi dẫn tới hậu quả người bệnh bị điếc.

+ Gentamycin: cũng gây độc cho tai như Strep-tomycin nhưng nhẹ hơn.

+ Erythromycin: nếu tiêm tĩnh mạch liều cao 4g/ngày (để điều trị viêm phổi cho bệnh nhân cao tuổi, suy gan, thận) thì có thể gây điếc và chóng mặt. Triệu chứng này sẽ giảm và hết nếu ngưng thuốc kịp thời.

+ Ampicillin: dùng điều trị viêm màng não do Hemophillus influenzae, có thể làm suy giảm thính lực.

+ Chloramphenicol: giống như Ampicillin, khi dùng điều trị viêm màng não cũng làm giảm sút sức nghe.

+ Các kháng sinh như Viomycin, Vancomycin, Capreomycin cũng làm suy giảm thính lực, gây điếc.

- Thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé Đây là một trong hai nhóm thuốc gây hại nặng nhất cho tai (cùng với nhóm vừa kể trên), bao gồm Acid ethacrynic, Furosemid, Bumetanid. Thuốc gây độc mạnh nhất ở người cao tuổi, người suy gan, suy thận. Độc tính tăng thêm khi dùng đồng thời với kháng sinh nhóm Aminoglycosid.

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 2 (Trang 53 - 54)