3.3. Hiệu quả đạt được từ việc ứng dụng CNTT
3.3.2. Lợi ích cho tỉnh Kiên Giang
- Đảm bảo một phần thu nhập nhằm góp phần ổn định mặt kinh tế đối người tham gia: quỹ BHXH là một quỹ thống nhất được quản lý tập trung, nguyên tắc là lấy số đơng bù số ít. Đối với người lao động trên địa bàn tỉnh khi họ mất khả năng lao động hoặc đã hết tuổi lao động thì quỹ BHXH phải gánh vác cho họ một phần. Từ đó phần nào đã giảm đi phần ngân sách của tỉnh phải hỗ trợ để ổn định mặt xã hội. Cụ thể, như hiện nay khi người lao động tham gia đóng BHXH được một khoảng thời gian, nhưng vì lý do bất khả kháng nào, họ khơng được làm việc ở đơn vị đó nữa thì ngồi phần họ được hưởng tiền những năm cơng tác cịn được hưởng những tháng thất nghiệp trong khi chờ tìm việc làm mới hoặc được hỗ trợ học nghề. Hay khi họ hết tuổi lao động thì hàng tháng BHXH phải trả lương trên cơ sở số năm công tác và mức lương đã tham gia đóng BHXH trước. Vì vậy, khi quỹ BHXH được ổn định thì những khoản trả này BHXH phải trả lại cho người lao động. Nếu khơng có quỹ BHXH thì khi người lao động nếu khơng có việc làm, khơng có thu nhập thì ngân sách tỉnh phải trợ cấp để góp phần định phát triển kinh tế của tỉnh.
- Đưa ra những chiến lược, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: việc kiểm soát, quản lý chặt nguồn quỹ BHXH đã tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo cấp cao trong tỉnh đưa ra biện pháp, kế hoạch phát triển lâu dài về mặt xã hội, kinh tế. Từ đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế ngành nghề, nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời giảm bớt khoảng cách phân hóa giàu nghèo của người dân.
- Giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách địa phương phải chi hỗ trợ trong quản lý Nhà nước của tỉnh: thực hiện quản lý quỹ BHXH an tồn và hiệu quả thì ngân sách Nhà nước chỉ tập trung ở một số nhóm đối tượng mà được tham gia BHXH. Ngân sách đầu tư vào những cơng trình cơng cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh thì ngân sách của tỉnh sẽ giảm được khoản chi tiêu này rất lớn.