Chương 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Các chính sách thực hiện khi bồi thường GPMB
1.4.1. Từ trước Luật đất đai năm 1993
Kể từ sau khi cách mạng tháng 8 thành công, chúng ta tiến hành xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân và ban hành Hiến pháp năm 1959 thì Nghị định số 151/TTg ngày 15 tháng 04 năm 1959 của Hội đồng Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất trong đó có quy định về bồi thường thiệt hại về đất. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 151/TTg, Liên bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Nội vụ đã ban hành Thông tư liên bộ số 1424/TT-LB ngày 06 tháng 7 năm 1959 đã quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước trưng dụng ruộng đất như sau:
- Về nguyên tắc thu hồi, trưng dụng ruộng đất:
+ Đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho cơng trình xây dựng đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất.
+ Chỉ được trưng dụng số ruộng đất thật cần thiết, không được trưng dụng thừa, hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt; tận dụng những đất hoang để khơng phải trưng dụng hoặc chỉ trưng dụng ít ruộng đất của nhân dân.
+ Tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, chùa. - Về nguyên tắc bồi thường:
+ Bồi thường bằng đất (là cách tốt nhất và là chủ yếu): Vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhường ruộng đất cho người có đất bị thu hồi.
+ Bằng tiền: Giá bồi thường căn cứ vào sản lượng đã dùng để tính thuế nơng nghiệp và tình hình thực tế tại địa phương (đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng ít hay nhiều, tốt hay xấu) để bồi thường cho thích đáng. Giá bồi thường tương ứng bằng 1- 4 năm sản lượng thường niên.
+ Chỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp.
Ngày 11 tháng 01 năm 1970, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thơng tư số 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai và cây cối lâu năm, hoa màu cho nhân dân xây dựng vùng kinh tế mới, mở rộng thành phố trên nguyên tắc: "Phải đảm bảo thỏa đáng quyền lợi hợp pháp của Hợp tác xã và của
Hiến pháp năm 1980 quy định về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất, quản lý. Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sơng hồ,
hầm mỏ, tài ngun thiên nhiên trong lịng đất, ở vùng biển và thềm lục địa…cùng
các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn
dân”. Ngày 01 tháng 07 năm 1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 201/CP về
việc "Không được phát canh, thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất dưới
bất cứ hình thức nào, khơng được dùng để thu những khoản lợi không do thu nhập
mà có, trừ trường hợp do Nhà nước quy định". Trong thời kỳ này, những quan hệ
đất đai chỉ đơn thuần là quan hệ “Giao - thu” giữa Nhà nước và người sử dụng (Phạm Phương Nam, 2015).
Luật Đất đai năm 1988 không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 48): "Bồi thườngthiệt
hại cho người sử dụng đất để giao cho mình bồi hồn thành quả lao động và kết quả
đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật ".
Sau khi Luật Đất đai năm 1988 được ban hành, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 186/HĐ-BT ngày 31 tháng 5 năm 1990 quy định về việc bồi thường đất nơng nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác: Mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác phải bồi thường về đất nơng nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Người có đất bị thu hồi chỉ được bồi thường tài sản trên đất.