Một số kết quả nghiên cứu về giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố lai châu, tỉnh lai châu giai đoạn từ năm 2015 2019 (Trang 36 - 38)

Chương 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Một số kết quả nghiên cứu về giải phóng mặt bằng

1.5.1. Việc áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường GPMB

Đề tài về điều tra nghiên cứu xã hội học chính sách bồi thường GPMB đã được Viện Nghiên cứu Địa chính- Tổng cục địa chính thực hiện năm 2012 (nay là

Bộ Tài nguyên và Môi trường). Mục tiêu của Đề tài là thông qua kết quả điều tra nghiên cứu xã hội học để tổng hợp, phân tích và đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC; đồng thời xác định nguyên nhân của những mặt tiêu cực làm hạn chế hiệu quả của việc áp dụng chính sách và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay và từ đó đưa ra những luận cứ phù hợp trong việc xây dựng chính sách bồi thường GPMB (UBND tỉnh Lai Châu, Năm 2019).

1.5.2. Giá đất áp dụng trong bồi thường GPMB

Giá đất áp dụng để bồi thường là một vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi việc tăng giảm giá không chỉ ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất mà nó cịn ảnh hưởng đến mơi trường đầu tư, uy tín của nhà nước. Bộ tài nguyên và Môi trường trong đề tài “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường” Luận văn thạc sỹ nông nghiệp của tác giả Vũ Thị Hương Lan (2003) cũng đã đi sâu tìm hiểu việc thực hiện giá bồi thường về đất và các tài sản trên đất tại một số dự án trên địa bàn các huyện của thành phố Hải Phòng, từ đó thấy được những vấn đề cịn tồn tại và đưa ra đcược các giái pháp khắc phục những vấn đề cần tháo gỡ trong công tác bồi thường và GPMB.

1.5.3. Về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi

a. Tình hình chung

Vấn đề đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đơ thị hố nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nơng nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật… Việc chuyển mục đích đối với đất nơng nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi.

Việc thu hồi đất thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nước. Các khu công nghiệp, đã thu hút được hàng chục ngàn dự án đầu tư của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước với số vốn vài chục tỷ USD và hàng trăm ngàn tỷ đồng. Hàng triệu lao động được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Việc thu hồi đất để xây dựng các khu cơng nghiệp chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông nghiệp, là khu vực có năng suất lao động thấp, sang cơng nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nhiều nông dân thiếu việc làm là do sự thất hứa của các chủ sử dụng lao động trước và sau khi đầu tư tại địa phương chiếm tỷ lệ sử dụng lao động thấp, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

b. Một số đề tài nghiên cứu về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có

đất bị thu hồi

- Năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi. Đây mới chỉ là khảo sát sơ bộ, tập trung vào việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Đề án được triển khai trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trường Đại học kinh tế quốc dân phối hợp với một số Bộ, ngành có liên quan thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu cơng cộng và lợi ích quốc gia”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố lai châu, tỉnh lai châu giai đoạn từ năm 2015 2019 (Trang 36 - 38)