Từ sau Luật đất đai năm 1993 đến 01 tháng 07 năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố lai châu, tỉnh lai châu giai đoạn từ năm 2015 2019 (Trang 27 - 29)

Chương 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Các chính sách thực hiện khi bồi thường GPMB

1.4.2. Từ sau Luật đất đai năm 1993 đến 01 tháng 07 năm 2004

Tại Hiến pháp năm 1992 Điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hố. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.

Như vậy Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở thay thế hiến pháp năm 1980 đã quy định: đề cao hình thức sở hữu tồn dân đối với nguồn tài nguyên đất theo hướng củng cố quyền hạn của Nhà nước trong việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích khác.

- Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 và thay thế cho Luật đất đai năm 1988. Điều 12 của luật này quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính... tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất...”. Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.

Chính phủ ban hành Nghị định số: 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và thay thế tất cả các quy định đền bù đất đai, tài sản được ban hành trước đây, đồng thời ban hành Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 quy định khung giá các loại đất làm cơ sở xác định giá đất tính đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.

Tại Nghị định này đã thể hiện được tính tồn diện trong việc tính đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Như đề cập đến tính hợp pháp của đất để tính đền bù thiệt hại cùng với tài sản trên đất. Tại Nghị định này cũng quy định người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì được đền bù bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng hoặc trả bằng tiền với giá trị cùng mục đích sử dụng. Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà nguồn tiền từ ngân sách Nhà nước thì khơng được bồi thường nhưng được cấp lại đất. Đền bù thiệt hại đối với tài sản bằng giá trị hiện có của cơng trình.

Nghị định cũng xác định vai trị cấp xã, phường trong cơng tác đền bù thiệt hại đối với việc xác định tính hợp pháp của đất, đề cập đến quyền khiếu nại của người bị thu hồi đất khi thấy quyền lợi chưa được thoả đáng.

- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, (thay thế Nghị định số: 90/NĐ- CP) theo đó quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tượng phải bồi thường, đối tượng được bồi thường, phạm vi bồi thường, đặc biệt người có đất bị thu hồi có quyền được lựa chọn một trong ba phương án bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền. Với những nội dung chính như sau:

+ Đối với đất bị thu hồi là do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, thì người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất. Đất cơng ích của xã, phường được bồi thường thiệt hại về đất bằng tiền cho

ngân sách xã, phường và chỉ được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất nếu có. + Điều kiện và mức độ bồi thường về tài sản thì đối với tài sản trên đất hợp pháp và có khả năng hợp pháp hoá được bồi thường 100% giá trị tài sản.

+ Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, nuối trồng thuỷ sản thì phương thức và mức bồi thường bằng đất có cùng diện tích và chất lượng, nếu khơng có đất thì bồi thường bằng tiền.

+ Đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng thì khơng được bồi thường như đất đô thị. Bồi thường bằng đất chỉ được thực hiện khi có dự án tái định cư được phê duyệt.

+ Đối với đất ở nông thôn, người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, mức tối đa được bồi thường bằng đất nơi ở mới không qúa 400m2 hoặc không qúa 800m2 cho những vùng nơng thơn có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hay điều kiện tự nhiên đặc biệt.

+ Về cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu người bị thu hồi đất thấy quyết định bồi thường khơng đúng với quy định của pháp luật, thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo. Tuy nhiên, trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển GPMB và giao đất đúng kế hoạch.

Nhìn chung Nghị định này đã đưa các nội dung về công tác tổ chức thực hiện, quy định trách nhiệm của UBND các cấp và Hội đồng bồi thường GPMB cấp huyện trong việc chỉ đạo lập phương án bồi thường, xác định mức bồi thường hoặc trợ cấp cho từng tổ chức hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện bồi thường theo phương án đã được phê duyệt, tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc lựa chọn phương án bồi thường phự hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quỹ đất của địa phương. - Thông tư số: 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung và chế độ quản lý, phương án bồi thường và một số nội dung khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố lai châu, tỉnh lai châu giai đoạn từ năm 2015 2019 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)