KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Lam Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng với vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hố, có toạ độ địa lý từ 19050’ - 20000’ vĩ độ Bắc và 105025’ - 105030’ kinh độ Đơng.

Thọ Xn có ranh giới hành chính tiếp giáp với các huyện như sau: -Phía Bắc giáp huyện Ngọc Lặc, n Định.

-Phía Đơng giáp huyện Thiệu Hố.

-Phía Tây giáp huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc. -Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn.

Thị trấn Thọ Xuân là trung tâm hành chính, chính trị - kinh tế văn hoá của huyện, cách Thành phố Thanh Hố 38 km về phía Tây Bắc, cách khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng 20 km về phía Đơng; Quốc lộ 47 từ huyện Triệu Sơn qua huyện lỵ Thọ Xuân nối với khu công nghiệp Lam Sơn và đường Hồ Chí Minh...

Đường Hồ Chí Minh chạy qua lãnh thổ huyện có chiều dài 12,80 km qua thị trấn Lam Sơn. Mạng lưới Quốc lộ và Tỉnh lộ cùng các đường liên xã, liên thôn trong địa bàn huyện đã tạo ra mạng lưới giao thơng khá hồn chỉnh.

Với những lợi thế trên, Thọ Xuân có nhiều khả năng mở rộng giao lưu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong kỳ quy hoạch.

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất;

-Đất phù sa (P) - Fluvisols (FL):

Đất phù sa có diện tích 14531,03 ha, chiếm 49,56% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích phân bố ở các xã thuộc vùng đồng bằng của huyện, một số diện tích nằm xen trong các vùng đồi núi.

b Tài nguyên nước;

-Nước mặt: Thọ Xuân có nguồn nước mặt khá phong phú với hệ thống sông Chu, sơng Hoằng, sơng Cầu Chày; ngồi ra cịn có các kênh rạch nhỏ và các hồ nước như: hồ

Sao Vàng, hồ Cửa Trát. Nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ sông Chu, sông Cầu Chày và hệ thống sông Nông Giang.

-Nước ngầm: Nước ngầm ở Thọ Xuân đặc trưng cho nước ngầm vùng sông Chu, độ sâu đến tầng nước ngầm khoảng 15 - 20 m. Nước ngầm ít được khai thác và sử dụng. Gần đây, nước ngầm đã bắt đầu được đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đến nay, đã có 90% số hộ dùng nước hợp vệ sinh, nhiều hộ đã có giếng khoan.

c. Tài Nguyên rừng;

Tài nguyên rừng của Thọ Xuân nghèo, chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục.Hiện tại Thọ Xuân có 3.232,06 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 3.119,06 ha, rừng phòng hộ là 94,00 ha, rừng đặc dụng là 19,00 ha. Tập trung ở các xã bán sơn địa như: Xuân Phú 1970,77 ha, Xuân Thắng 361,33 ha, Quảng Phú 146,25 ha, Xuân Châu 39,64 ha, Xuân Sơn 169,97 ha. Diện tích rừng khơng nhiều nhưng có ý nghĩa rất lớn về môi trường ở tiểu vùng, đảm bảo cân bằng sinh thái và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp của huyện hiện nay.

d. Tài nguyên khoáng sản;

Khoáng sản ở Thọ Xuân chủ yếu là đá vôi, đá xây dựng, tập trung ở các xã: Thọ Lâm 52,0 ha, Xuân Phú 22,50 ha, Xuân Thắng 40,20 ha, Xuân Châu 5,5 ha. Ngồi ra, nhiều xã ven sơng Chu có thể khai thác đá sỏi, cát xây dựng, nhiều xã có thể khai thác đất sét làm gạch ngói.

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của huyện tuy không phong phú và đa dạng, nhưng là một nguồn lực quan trọng để khai thác phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn cũ và sự nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là nền khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa.

3.1.1.4. Thủy văn

Thọ Xuân nằm trong vùng thuỷ văn sơng Chu, có 3 con sơng chảy qua: sơng Chu, sông Hoằng, sông Cầu Chày. Ngồi ra, cịn có nhiều kênh rạch nội địa như sông Dừa, khe Trê.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, bằng sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, nền kinh tế huyện Thọ Xuân có bước phát triển mới, nhanh, toàn diện và vững chắc, kết cấu hạ tầng xã hội ngày càng hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, các mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra được hồn thành, có chỉ tiêu cịn hồn thành xuất sắc, vượt mức kế hoạch.

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế huyện có sự dịch chuyển

đúng hướng theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố, giảm tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ - thương mại.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2017- 2021 (%)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2021

Nông - Lâm - Thuỷ sản 22,90 15,60

CN - TCN - XDCB 34,20 51,60

Dịch vụ - thương mại 42,90 32,80

Tổng 100,00 100,00

(Nguồn số liệu: Cổng thông tin điện tử huyện)

Kể từ năm 2017 trở lại đây, cơ cấu nền kinh tế của huyện chuyển dịch mạnh, từ chỗ ngành dịch vụ - thương mại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì đến 2021, tỉ trọng giảm nhanh từ 42,90% xuống còn 32,80%, giảm 10,1%; nhường chỗ cho sự phát triển của các ngành thuộc khu vực sản xuất phi vật chất, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, tỉ trọng tăng từ 34,20% lên 51,60%, tăng 17,40%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Trong q trình đổi mới, sản xuất nơng nghiệp

Thọ Xuân là một trong những huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản xuất nông nghiệp, về sản lượng lương thực, thực phẩm, số lượng gia súc, gia cầm. Bên cạnh phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi đang dần trở thành ngành sản xuất chính, cùng với tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ trong nông nghiệp.

Năm 2020, giá trị sản xuất nơng nghiệp của tồn huyện đạt 667,2 tỷ đồng, so với năm 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,87%/năm. Năm 2021, đạt 890 tỷ đồng, tăng trung bình 5,37%/năm.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: So với các huyện khác trong tỉnh, Thọ Xuân là một huyện đông dân. Năm 2021, dân số toàn huyện là 213.066 người. Trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm khoảng 80% dân số, còn lại dân tộc Mường, Thái chỉ chiếm 20%. Mật độ dân số là 727 người/km2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)