Diễn biến dân số huyện Thọ Xuân giai đoạn 2017-2021

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 43)

Hạng mục ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021

1. Dân số TB Người 220.897 218.895 217.856 214.759 213.066 Phân theo giới tính

Nam Người 109.703 108.613 109.731 106.181 105.322 Nữ Người 111.194 110.282 108.135 108.578 107.744 Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị Người 19.519 19.730 19.583 20.641 20.609 Nông thôn Người 201.378 199.165 198.273 194.118 192.457 2. Tỷ lệ sinh % 10,4 10,3 10,1 10,3 11,7 3. Tỉ lệ chết % 5,3 4,9 5,1 5,3 5,0 4. Tỷ lệ tăng DS tự nhiên % 5,1 5,4 5,2 5,0 6,7

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thọ Xuân 2017-2021)

Huyện Thọ Xuân là một trong những huyện đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện thấp dưới 1%, cụ thể là năm 2017 là 0,51%, đến năm 2020 là 0,5% và năm 2021 là 0,67%.

Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng nâng cao.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh, từ 26,2% năm 2010 xuống còn 11,72% năm 2021. Tỷ lệ người dân được ở trong những căn nhà kiên cố ngày càng tăng lên, điều

kiện sinh hoạt được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 15,1 triệu đồng/người/năm.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

- Đường bộ: Trên địa bàn huyện hiện có: 1.209,0 km đường bộ, bao gồm hệ thống Quốc lộ, đường Tỉnh, đường huyện, đường xã quản lý. Đường Quốc lộ, đường Tỉnh lộ trong huyện đã tạo thành hệ thống đường trục chính, kết hợp với hệ thống đường huyện, đường xã tạo thành mạng lưới giao thơng tương đối hồn chỉnh.

b. Đường thuỷ nội địa: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sơng đi qua gồm:

+ Sơng Chu đi qua huyện từ Bái Thượng đến xã Xuân Khánh (giáp huyện Thiệu Hoá) dài 34 km.

+ Sông Cầu Chày đi qua khu vực phía Bắc huyện từ xã Quảng Phú đến xã Xuân Vinh dài 39,5 km.

Hoạt động giao thông đường thuỷ đã tham gia tích cực vào q trình vận chuyển lưu thơng hàng hóa trong và ngồi vùng, đặc biệt là chuyên chở lâm sản từ miền núi tới vùng ven biển của tỉnh.

c. Đường hàng không: Sân bay Sao Vàng là sân bay quân sự có quy mơ cấp

1A, diện tích 600 ha, với đường băng đã được đầu tư hoàn chỉnh, chiều dài 3,2 km có thể tiếp nhận được các máy bay vận tải dân sự hạng nặng như Boeing 737, 747, 777 (Quy mô đường băng tương tự quy mô đường băng của sân bay Nội Bài).

d. Bưu chính viễn thơng;

Hiện nay trên địa bàn huyện có 41 xã, thị trấn đã có các điểm bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã, 100% các Đảng bộ, chi bộ xã, thơn có báo chí phát trong ngày, các điểm bưu cục đảm nhiệm thêm chức năng chuyển bưu kiện, chuyển phát nhanh.

e. Giáo dục - đào tạo:

Thọ Xuân là một trong những huyện có cơng tác giáo dục đạt kết quả cao của tỉnh. Cùng với sự phát triển của tồn ngành giáo dục, trình độ dân trí đã được nâng lên rõ rệt, giáo dục miền núi được quan tâm phát triển, công tác xây dựng trường lớp gắn liền với chủ trương kiên cố hoá trường học đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Hệ thống trường lớp từ bậc học Mầm non đến Trung học cơ sở đã phủ kín trên địa bàn các xã. Cơng tác xã hội hố giáo dục đã thu được nhiều thành quả.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân

a. Thuận lợi:

- Nằm ở vị trí thuận lợi, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua địa bàn huyện như: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 47, nằm cách khơng xa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh là thành phố Thanh Hóa. Vì vậy, Thọ Xn rất thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng miền khác trong tỉnh.

- Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây của tỉnh, gắn kết khu công nghiệp, đô thị và các vùng nguyên liệu phụ trợ, làm cơ sở hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật, đào tạo công nghệ.

- Nằm trong vùng văn hóa lịch sử và nổi bật là khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Lê Hồn,... là động lực để phát triển du lịch và dịch vụ thương mại. - Đất đai được bồi đắp bởi phù sa của sơng Chu nên rất màu mỡ, phì nhiêu, đồng thời lại phân bố tập trung, vì vậy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có thể hình thành các vùng thâm canh, chuyên canh. Đây là điều kiện quan trọng tạo nên vị thế về nông nghiệp như hiện nay cho Thọ Xuân. Hiện tại, Thọ Xuân là một trong những huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản xuất nơng nghiệp, với sản phẩm hàng hóa là lúa gạo, ngơ, mía,...

- Tài nguyên nước phong phú, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân.

Vì vậy, những năm gần đây, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Bộ mặt nông thôn đang đổi mới. Các phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát triển, gây ấn tượng tốt cho khách du lịch. Đô thị ngày càng phát triển với nhiều dự án khu công nghiệp mở ra thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm đương vai trò là trung tâm văn hố, chính trị, thương mại.

b. Khó khăn

Bên cạnh đó, Thọ Xuân cũng gặp phải một số khó khăn như: thiên tai, lũ lụt, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường....đã gây cản trở không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật vững chắc, có mặt cịn thấp so với tiềm năng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, chưa đồng đều giữa các vùng, ngành nghề phát triển chậm. Thiếu thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra có chất lượng chưa cao, chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến nên chưa nâng cao được giá trị về kinh tế cho các sản phẩm. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hoạt động văn hố thơng tin chưa đồng đều giữa các vùng, hình thức nội dung chưa phong phú và hấp dẫn. Môi trường sinh thái ở một số xã, thị trấn có sự tác động của các chất thải, bãi thải trong khu dân cư. Một số các doanh nghiệp, xí nghiệp chưa thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường nên làm ảnh hưởng tới môi trường nước, khơng khí gần khu sản xuất. Trong thời gian tới, khi đơ thị hố, cơng nghiệp hố phát triển cần phải chú ý để hạn chế những tác hại, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

3.1.4. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai

Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức đồn thể, cơng tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng đất đai được khai thác và phát huy có hiệu quả, góp phần hồn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể:

3.1.4.1. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính

Huyện Thọ Xn có 41/41 xã, thị trấn đã được đo vẽ bản đồ địa chính. Trong đó, 24 xã, thị trấn có bản đồ địa chính dạng số hồn chỉnh, 11 xã có bản đồ địa chính thổ cư dạng số, bản đồ nơng nghiệp dạng giấy, 6 xã có bản đồ dạng giấy hồn chỉnh. Ngồi ra, diện tích giao cho các nơng trường chưa được đo đạc chi tiết, riêng xã Thọ Xương chưa đo khép kín ranh giới.

3.1.4.2. Cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã cấp trước đây, tuy nhiên một số có chung với đất thổ cư, mà chính sách cho 2 loại này là khác nhau. Mặt khác sau khi đổi điền dồn thửa thì giấy chứng nhận trên khơng cịn giá trị.

Vì vậy, việc đo đạc chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ địa chính sau đổi ruộng làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng thửa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp là việc làm cần thiết hiện nay.

Đến hết năm 2021 huyện Thọ Xuân đã có 20/41 xã, thị trấn được đo đạc lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cụ thể:

* Kết quả cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận từ năm 2014 đến hết năm 2021:

- Số lượng GCNQSD đất đã cấp 67.081 giấy, trong đó cấp mới 2.915 giấy đạt 97,17%, cấp đổi 64.166 đạt 100%;

- Số lượng GCNQSD đất còn lại chưa được cấp 2.527 giấy; trong đó cấp mới 2.527 giấy.

- Cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng giao đất trái thẩm quyền, tổng số cần cấp 1.221 giấy, đã cấp 204 giấy, còn lại 1.017 giấy.

- Cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ các nông trường bàn giao, tổng số 3.104 giấy, đã cấp 1.325 giấy, chưa cấp 1779 giấy; đủ điều kiện chưa cấp 244 giấy.

- Kết quả cấp giấy chứng nhận cho đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất: Tổng số 3.000 giấy, đã cấp 3.000 giấy.

- Cấp GCNQSD đất đối với đất nông, lâm nghiệp, trang trại, tổng số cần cấo 48.012 giấy; đã cấp lần đầu 48.012 giấy, trong đó đất trang trại có 48 giấy.

3.1.4.3 Cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai

Năm 2021, huyện Thọ Xuân đã hồn thành cơng tác kiểm kê đất đai tại 41 xã, thị trấn theo đúng quy định của Luật Đất đai và thời gian quy định. Ngoài ra, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo phịng Tài ngun & Mơi trường và UBND các xã báo cáo công tác thống kê đất đai theo theo quy định của Luật Đất đai.

Việc theo dõi tình hình biến động các loại đất trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế mới chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh lý biến động trên bản đồ file số

nhưng vẫn còn nhiều thiếu xót. Nhiều cán bộ địa chính mới được tiếp quản công việc nên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa đầy đủ theo quy định.

3.1.4.4 Công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

Xác định rõ vai trị quan trọng của cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai khá đồng bộ. Huyện Thọ Xuân đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2020 theo quy định.

3.1.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật

Công tác thanh tra: UBND huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra rà soát việc sử dụng đất và thu hồi diện tích đất quy hoạch "treo", đất ở sai thẩm quyền. Thanh tra huyện và các phòng ban đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về đất đai trên địa bàn huyện, nên những vi phạm ngày càng giảm dần.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ được đẩy mạnh; các cán bộ địa chính đã được tập huấn, tiếp thu tuyên truyền Luật Đất đai, Luật

khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường. Nhận thức của cán bộ và nhân dân về Luật Đất đai, Luật khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước được nâng lên rõ rệt.

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)