Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến bồi thường, GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 87)

Kết quả điều tra cho thấy: Nhóm yếu tố tài chính có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến công tác bồi thường, GPMB với 40%; tiếp đến là nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai; nhóm yếu tố tổ chức thực hiện và nhóm yếu tố liên quan đến thửa đất và người sử dụng đất có mức ảnh hưởng thấp nhất, với mức độ ảnh hưởng lần lượt là 25%, 15% và 10%.

Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng như sau:

Bảng 3.17. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại huyện Thọ Xuân

STT Nhóm yếu tố Yếu tố Mức ảnh hưởng

Mức ảnh hưởng tồn cục 1 Chính sách, pháp luật đất đai

Quy hoạch, kế hoạch SDĐ 20,00 5,00

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 45,00 11,25

Công tác đăng ký đất đai, cấp

GCNQSDĐ 15,00 3,75

Giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai 20,00 5,00 2 Tài chính

Giá đất bồi thường 35,00 14,00

Giá bồi thường tài sản 20,00 8,00

Nguồn vốn 45,00 18,00

3 Thửa đất

Vị trí, khả năng sinh lợi 35,00 3,50

Diện tích 40,00 4,00

Mục đích SDĐ 10,00 1,00

Yếu tố pháp lý của thửa đất 15,00 1,50 4 Người SDĐ

Thu nhập của người dân 20,00 2,00

Trình độ dân trí 35,00 3,50

Mức độ hiểu biết pháp luật về đất đai 45,00 4,50

5

Nhóm yếu tố tổ chức thực

hiện

Xây dựng phương án bồi thường,

GPMB 40,00 6,00

Triển khai công tác bồi thường, GPMB 15,00 2,25

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất

đai 25,00 3,75

Khả năng xử lý công việc của cán bộ

chuyên môn 20,00 3,00

Tổng 100,00

Trong nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai thì chính sách, pháp luật về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến công tác bồi thường, GPMB với tỷ lệ là 45%; tiếp đến là yếu tố kế hoạch SDĐ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; và công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ với mức độ ảnh hưởng lần lượt là 20%, 20% và 15%.

Trong nhóm yếu tố tài chính, yếu tố nguồn vốn có ảnh hưởng nhất với 45%,

tiếp đến là yếu tố giá đất bồi thường với mức 35% và cuối cùng là yếu tố giá bồi thường tài sản với 20%.

Trong nhóm yếu tố thửa đất, yếu tố diện tích có mức độ ảnh hưởng lớn nhất là

40%; tiếp đến là yếu tố vị trí khả năng sinh lời với mức ảnh hưởng là 35%; yếu tố mục đích SDĐ có mức ảnh hưởng ít nhất với 10%.

Trong nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ thì sự hiểu biết về pháp luật đất đai có mức độ ảnh hưởng lớn nhất với 45%; yếu tố trình độ dân trí và yếu tố thu nhập có mức độ ảnh hưởng lần lượt là 35% và 20%.

Trong nhóm yếu tố tổ chức thực hiện, yếu tố xây dựng phương án bồi thường, GPMB và yếu tố tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai có ảnh hưởng lớn nhất, đạt 40% và 25%; yếu tố triển khai công tác bồi thường, GPMB có mức độ ảnh hưởng thấp nhất với 15%.

Trong 18 yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB tại huyện Thọ Xuân, yếu tố nguồn vốn có mức độ ảnh hưởng lớn nhất với tỷ lệ là 18% và yếu tố mục đích sử dụng đất có mức ảnh hưởng thấp nhất với tỷ lệ 1%.

3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở huyện Thọ Xuân GPMB ở huyện Thọ Xuân

* Về đối tượng và điều kiện được bồi thường

- Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đối tượng được bồi thường, khơng được bồi thường về đất.

- Bố trí những cán bộ làm cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng ổn định, chuyên trách; có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các chế độ

chính sách về bồi thường để có thể trực tiếp giải quyết các kiến nghị, thắc mắc của nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ.

* Về mức bồi thường, hỗ trợ

- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh chính sách, đơn giá bồi thường hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và giá thị trường đảm bảo giảm bớt những khó khăn tạo điều kiện cho nhân dân ổn định đời sống và sản xuất khi thực hiện giải phóng mặt bằng.

- Cần có chính sách ưu đãi thêm đối với những hộ có vị trí tiếp giáp với khu trung tâm, đô thị, ven đường giao thông, ven trục Quốc lộ….

- Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật ni: Khi có biến động mặt bằng giá cả phải được cập nhật và tiến hành thường xuyên để có được giá bồi thường phù hợp, giảm thiểu khó khăn cho người bị thu hồi.

* Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

- Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động.

- Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nơng nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương,...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa thu hồi 13,51 ha, với 216 hộ có đất bị thu hồi, trong đó diện tích đất phi nơng nghiệp là 1,25 ha, đất nơng nghiệp chiếm 12,26 ha, đất cơng ích là 1,27 ha. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 58,02 tỷ đồng, trong đó tiền bồi thường đất là 37,00 tỷ đồng, chiếm 63,78%, tiền bồi thường tài sản trên đất là 13,15 tỷ đồng, chiếm 22,67%, các khoản hỗ trợ là 6,61 tỷ đồng, chiếm 11,40% và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ chiếm 2,15%.

2. Các hộ bị thu hồi đất của dự án có cuộc sống ổn định, sự phân công lao động đã chuyển dịch dần từ nơng nghiệp sang dịch vụ, thu nhập bình quân sau thu hồi đất của các hộ đều tăng, bình quân tăng từ 4,44 triệu đồng/khẩu/tháng lên 5,86 triệu đồng/khẩu/tháng.

3. Xác định được 5 nhóm yếu tố và 18 yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB tại huyện Thọ Xuân, trong đó nhóm yếu tố tài chính có mức độ ảnh hưởng lớn nhất với 40%; tiếp đến là nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai với 25%, nhóm yếu tố người tổ chức thực hiện là 15%, nhóm yếu tố thửa đất và nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ là 10%,

4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở huyện Thọ Xuân, cụ thể: Giải pháp về đối tượng và điều kiện được bồi thường; giải pháp về mức bồi thường, hỗ trợ; giải pháp các chính sách hỗ trợ và tái định cư.

2. Kiến nghị

- Cần xem xét điều chỉnh tăng giá đất do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành so với Khung giá của Nhà nước hiện nay và giá các loại đất theo hướng sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường.

- Đối với các hộ dân trước khi bị thu hồi đất tại các dự án sống chủ yếu bằng nơng nghiệp đề nghị UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ riêng như ưu tiên, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho các nhân khẩu khơng có đất sản xuất sau thu hồi; giới thiệu việc làm sau đào tạo chuyển đổi nghề...

- Trước mỗi dự án phải tiến hành điều tra xã hội học để nắm được tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực thực hiện dự án từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết hậu của dự án được tốt, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị tại nơi có dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê Huy Bá, Nguyễn Trọng Hùng, Thái Lê Nguyên, Huỳnh Lưu Trùng Phùng, Nguyễn Thị Trốn, Lê Đức Tuấn, Nguyễn Sinh Tuấn (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày

19/5/2014, Hướng dẫn về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày

16/6/2014, Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về tiền sử dụng đất;

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 77/2014/TT- BTC ngày

16/6/2014, Hướng dẫn một số điều của Nghị định 46/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về Thu tiền thuế đất, thuê mặt nước;

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày

30/6/2014, Hướng dẫn quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày

30/6/2014 Hướng dẫn quy định chi tiết về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý Nhà

nước về Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất đai, Hà Nội. 9. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành Luật Đất đai 2013. 10. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất. 11. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất.

12. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

13. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

14. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài ngun đất, NXB Nơng nghiệp.

15. Phịng Thống kê huyện Thọ Xuân (2021), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa. 16. Quốc Hội, Luật đất đai Luật Đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Tạp chí Cộng sản (2009), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong

khu vực và Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn/, ngày 10/6/2009.

18.Quyết định 15912/UBND-CN ngày 20/11/của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chủ trương điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị dịch vụ thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.

19. Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 19/12/2019 của UBND huyện Thọ Xuân

về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị dịch vụ thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.

20. Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 14/02/2020 của UBND huyện Thọ Xuân

về việc phê duyệt điều chỉnh chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị dịch vụ thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.

21. Nghị định số 47/2014/NĐ-Cp ngày 15/5/2014 của chính phủ về việc: Quy định

về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

22. Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 6/8/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc: Ban hành bảng giá xây dựng mới đối với nhà, cơng trình xây dựng khác

gắn liền với đất làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất và quy định xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB

PHỤ LỤC 01: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Họ và tên chủ hộ: Ông (bà)…………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………………………………….. Tuổi: ……………Nghề nghiệp: ……………………………………………… Tổng diện tích các loại đất bị thu hồi…………………………………… (m2) Câu 1. Xin ông (bà) cho biết về công tác BTGPMB?

a. Nhà nước chỉ bồi thường đất mà không bồi thường tài sản gắn liền với đất có đúng khơng ? Đúng Sai

b. Giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi có đúng

khơng? Đúng Sai Không biết

c. Đơn giá tính bồi thường là do nhà nước quy định đúng không?

Đúng Sai Không biết

d. Mức bồi thường về cây cối hoa màu có thỏa đáng khơng?

Thỏa đáng Chưa thỏa đáng

e. Mức đền bù có phù hợp không: Phù hợp Chưa phù hợp f. Quy trình BTGPMB có đúng quy trình khơng?

Đúng quy trình Chưa đúng quy trình Câu 2. Ơng (bà) cho biết về đơn giá BTGPMB như thế nào?

a. Đất đai: Thỏa đáng Chưa thỏa đáng b. Tài sản hoa màu: Thỏa đáng Chưa thỏa đáng c. Chính sách hỗ trợ: Thỏa đáng Chưa thỏa đáng Câu 3. Xin ông (bà) cho biết thu nhập sau thu hồi đất như thế nào ?

Cao hơn Thấp hơn Không đổi

Câu 4. Xin ông (bà) cho biết tiền bồi thường, hỗ trợ của gia đình sử dụng vào việc gì? Đầu tư kinh doanh Gửi tiết kiệm

Mua sắm đồ dùng Xây dựng nhà ở

Câu 5. Xin ông (bà) cho biết tình hình an ninh trật tự xã hội khu vực sau thu hồi đất như thế nào?

Tốt hơn Kém hơn Không đổi

Câu 6. Xin ông (bà) cho biết tình hình quan hệ nội bộ gia đình sau thu hồi đất như thế nào?

Tốt hơn Kém hơn Không đổi

Câu 7. Xin ông (bà) cho biết môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất như thế nào?

Tốt hơn Kém hơn Không đổi

Câu 8. Xin ông (bà) cho biết các nguồn thu nhập chính trước và sau thu hồi đất? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 9. Ông (bà) thấy tiến độ của công tác bồi thường GPMB diễn ra như thế nào?

Nhanh Bình thường Chậm

Câu 10. Khi làm thủ tục nhận tiền bồi thường gia đình có gặp khó khăn, vướng mắc gì khơng?

Có Khơng

Nếu có thì tại sao……………………………………………………………… Câu 11. Việc tiến hành đo đạc, kiểm đếm đất đai, tài sản diễn ra như thế nào? Chính xác Thiếu chính xác

Câu 12. Theo chính sách khi nhà nước thu hồi đất gia đình được hỗ trợ những gì? ....................................................................................................................................... Câu 13. Ơng (bà) có hài lịng với giá hỗ trợ của nhà nước hay không?

Có Khơng

Tại sao ........................................................................................................................... Câu 14. Gia đình có gặp khó khăn gì về thủ tục hỗ trợ bồi thường không?

Có Khơng

Câu 15. Là hộ phải di dời nhà ở thì ơng (bà) được nhà nước bố trí tái định cư bằng hình thức nào?

A. Bồi thường bằng nhà ở C. Bồi thường bằng giao đất ở mới. B. Bồi thường bằng tiền và tự lo chỗ ở mới

Xin chân thành cảm ơn ông (bà) !

Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

PHỤ LỤC 02: PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ CHUYÊN MÔN

Họ và tên Ông (bà)…………...........................................................................

Chức vụ:………………………………………………….……………..……

Đơn vị công tác:………………………………………………………………

Câu 1: Xin Ông (bà) cho biết thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc của dự án? .......................................................................................................................................

Câu 2: Nguồn vốn chủ yếu của dự án được lấy từ đâu? .......................................................................................................................................

Câu 3: Trong quá trình thực hiện Ơng (bà) có gặp phải những khó khăn ảnh hưởng đến BTGPMB? Trình độ người dân hạn chế Chính sách bất cập Vốn, đầu tư kỹ thuật

Khác: .............................................................................................................................

Câu 4: Theo Ông (bà) vấn đề nào trong công tác bồi thường GPMB được người dân quan tâm nhất? .......................................................................................................................................

Câu 5: Khó khăn khi áp dụng một số văn bản mới liên quan đến BTGPMB của dự án? Cấp trên phổ biến xuống chậm Tiếp thu, phổ biến chậm

Trình độ người dân hạn chế Văn bản có tính khả thi chưa cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 87)