Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 71)

TT Hạng mục Mức bồi thường Nguyên nhân Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)

1 Đất đai Thỏa đáng 125 89,29 Mức giá BT

thấp Chưa thỏa đáng 15 10,71

2 Tài sản hoa màu trên đất Thỏa đáng 121 86,43 Mức giá BT thấp Chưa thỏa đáng 19 13,57 3 Chính sách hỗ trợ Thỏa đáng 102 72,86 Mức giá hỗ trợ thấp Chưa thỏa đáng 38 27,14

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2022)

Qua bảng 3.12 cho thấy ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân cho rằng mức bồi thường hỗ trợ về đất đai, hoa màu và chính sách hỗ trợ đều chưa thỏa đáng do đơn giá thấp hơn so với giá thị trường, cụ thể như sau:

- Giá bồi thường về đất:

+ 125/140 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án bồi thường sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là thoả đáng chiếm 89,29% những hộ có ý kiến.

+ 15/140 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án còn thấp chiếm 10,71%. Các hộ này cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất chưa phù hợp, chưa sát với thực tế thị trường đất đai cùng thời điểm, giá bồi thường còn khá thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cầu của người dân bị mất đất.

Qua điều tra giá đất thực tế xung quanh khu vực thực hiện dự án thấy rằng: Giá đất ở những vị trí có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh thì giá đất tính bồi thường ở những vị trí này cịn thấp mới bằng khoảng 80% giá đất thị trường.

Còn đối với đất nông nghiệp theo điều tra khảo sát thì thực tế ở xung quanh khu vực thu hồi, giá giao dịch có nhiều vị trí thấp hơn giá nhà nước bồi thường hỗ trợ theo quy định.

- Giá bồi thường tài sản, hoa màu trên đất:

+ 121/140 ý kiến đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên (thỏa đáng) chiếm 86,43%;

+ 19/140 ý kiến không đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất (chiếm 13,57%), các hộ gia đình có đề nghị tăng giá bồi thường theo ý kiến của người dân là mức bồi thường hoa màu như vậy qua các năm là khơng thay đổi, trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp đều thay đổi qua các năm theo yếu tố thị trường, và mức đầu tư trên 1 m2 đất nông nghiệp cũng thay đổi như giá phân lân, phân đạm thay đổi từng tháng, từng thời kỳ thậm chí từng ngày vì vậy theo ý kiến của các hộ dân được điều tra là mức giá bồi thường hoa màu trên đất cần thay đổi theo yếu tố thị trường tại thời điểm thu hồi đất và bồi thường. Ngoài ra khung giá về tài sản, cơng trình kiến trúc trên đất như nhà cửa, cơng trình phụ…cịn thấp, với giá bồi thường đó khơng thể xây dựng lại được những cơng trình đã bị thu hồi.

- Chính sách hỗ trợ:

+ 102/140 ý kiến đồng ý với chính sách hỗ trợ của dự án chiếm 72,86%; + 38/140 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp chiếm 27,14%. Các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách có thể điều chỉnh lại mức giá bồi thường hỗ trợ cho các hộ vì hiện nay quỹ đất của các địa phương càng ngày càng bị thu hẹp để phục vụ sản xuất công nghiệp và các cơng trình cơng cộng, mà đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

- Tiến độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất

Từ kết quả phân tích hồ sơ do phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Thọ Xuân cung cấp kết hợp với kết quả điều tra lấy ý kiến của các hộ dân và cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện dự án tôi nhận thấy:

- Tiến độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất của dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cơ bản thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ chiếm 75,71 % (106/140). Tuy nhiên thực tế theo phản ánh của người dân thì 24,29% (34/140) quá trình thực hiện việc GPMB kéo dài thời gian so với các văn bản của các cấp có thẩm quyền ban hành, chủ yếu tập chung vào các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Công tác tuyên truyền vận động, công khai minh bạch các chủ trương, chính sách thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tái định cư của Đảng và Nhà nước làm chưa tốt.

+ Công tác kê khai kiểm đếm, đặc biệt kiểm kê tài sản trên đất là một trong những công việc mất nhiều thời gian nhất của tổ cơng tác, vì tài sản trên đất là hạng mục, cơng trình có kết cấu khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Vì vậy, tổ cơng tác phải mất nhiều thời gian để thống kê, kiểm kê các loại tài sản trên đất theo đúng kết cấu, kích thước và chủng loại được quy định. Ngồi ra, trong q trình tổ cơng tác tiến hành kiểm kê tài sản, thời tiết không thuận lợi làm cho công tác kiểm kê thường xuyên bị gián đoạn, địa hình của khu vực giải phóng mặt bằng phức tạp cũng là nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án.

- Người dân khi nhận được kết quả kê khai kiểm đếm của tổ cơng tác cịn chậm trong việc phản hồi ý kiến cho tổ công tác.

- Việc chi trả tiền bồi thường cho người dân còn chậm so với kế hoạch đề ra là do nguồn vốn chưa giải ngân kịp thời.

- Ngoài ra do dự án kéo dài nên trong thời gian xây dựng và thực hiện phương án bồi thường đã có các quy định khác nhau về đơn giá bồi thường dẫn đến một số hộ gia đình, cá nhân được bồi thường sau lại có lợi hơn hộ được bồi thường trước dẫn đến người dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, từ đó ảnh hưởng đến việc bàn giao mặt bằng sạch.

Theo kết quả điều tra từ các cơ quan hữu quan có liên quan đến cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là từ các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xây dựng và thực hiện phương án bồi thường. Tỷ lệ trung bình các nguyên nhân làm chậm kế hoạch của công tác bồi thường của dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được thể hiện trong hình 3.11.

Hình 3.11. Tỷ lệ các nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường tài sản trên đất của dự án

Qua hình 3.11 cho thấy: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thực hiện công tác bồi thường chậm so với tiến độ đề ra là do: Công tác tuyên truyền vận động (Công tác tuyên truyền vận động ở đây phải hiểu không phải chỉ là với người dân là chính mà có cả một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên ở cơ sở lại chính là đối tượng gây khó khăn trong công tác GPMB), công khai minh bạch các chủ trương chính sách thu hồi và bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tái định cư của Đảng và Nhà nước làm chưa tốt, người dân chưa hiểu, từ đó có thể bị hiểu sai, gây cản trở trong công tác kê khai kiểm đếm và nhận tiền chi trả. Bên cạnh đó Chính quyền địa phương cịn chưa thực sự vào cuộc, thiếu sự hợp tác coi đây là công việc của tổ bồi thường, hỗ trợ tái định cư và chủ đầu tư chiếm 21%.

- Việc bố trí nguồn kinh phí để chi trả tiền bồi thường đất cho các hộ dân còn chậm chiếm 41%.

- Công tác kiểm kê tài sản trên đất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả chậm tiến độ của các dự án. Mặc dù, các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác kiểm kê tài sản đã hết sức cố gắng để thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đề ra xong phần lớn các tài sản trên đất là các cơng trình, hạng mục có kết cấu, cấp hạng khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại, kích thước, độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm kê tài sản thực hiện ngồi thực địa nên chịu nhiều

ảnh hưởng của thời tiết. Do đó, cơng tác kiểm kê tài sản trên đất chiếm đến 33% nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ của các dự án. Các nguyên nhân khác chiếm 5%.

b. Ý kiến của người dân về cơng tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

Bảng 3.13: Đánh giá hiểu biết của người dân về cơng tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

STT Nội dung Kết quả điều tra

Số phiếu Tỷ lệ (%)

1

Nhà nước chỉ bồi thường đất mà không bồi

thường tài sản gắn liền với đất có đúng khơng? 140 100,00

Đúng 0 0,00

Sai 140 100,00

Không biết 0 0,00

2

Giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm

có quyết định thu hồi có đúng khơng? 140 100,00

Đúng 131 93,57

Sai 8 5,71

Không biết 1 0,71

3

Đơn giá để tính bồi thường là do nhà nước quy

định đúng không? 140 100,00

Đúng 139 99,29

Sai 0 0,00

Không biết 1 0,71

4

Mức bồi thường về nhà cửa, vật liệu kiến trúc gia

đình thấy thỏa đáng chưa? 140 100,00

Thỏa đáng 123 87,86

Chưa thỏa đáng 17 12,14

5

Bồi thường về cây cối hoa màu đã thấy thỏa đáng

chưa? 140 100,00

STT Nội dung Kết quả điều tra Số phiếu Tỷ lệ (%) Chưa thỏa đáng 21 15,00 6 Mức hỗ trợ đền bù đã phù hợp hay chưa? 140 100,00 Phù hợp 114 81,43 Chưa phù hợp 26 18,57 7

Quy trình tiến hành bồi thương GPMB đã đúng

trình tự hay chưa? 140 100,00

Đúng quy trình 140 100,00

Chưa đúng quy trình 0 0,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2022)

Qua bảng 3.13 ta thấy: Nhờ vào sự vận động, tuyên truyền của các cán bộ thực hiện công tác GPMB cũng như chính quyền địa phương, nhìn chung đa số người dân đều hiểu được những chính sách của Nhà nước. Đây là điều rất quan trọng giúp cho công tác BT&GPMB được thực hiện một cách nhanh chóng.

- Có 100% người dân trong khu vực GPMB cho rằng: Khi Nhà nước thu hồi đất, ngồi bồi thường về đất thì cịn bồi thường tài sản gắn liền với đất. Diện tích đất thu hồi của dự án không chỉ thu hồi riêng đất mà cịn có ảnh hưởng đến cây cối cũng như nhà cửa và vật kiến trúc. Người dân trong khu vực này là những người chịu ảnh hưởng từ việc thu hồi đất đai, cho nên họ đã tìm hiểu về việc thu hồi đất và việc bồi thường về đất cũng như những quyền lợi mà họ nhận được khi việc thu hồi đất diễn ra.

- Có 93,57% người dân cho rằng: Giá đất bồi thường theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi là đúng; 5,71% người dân lại cho rằng giá đất bồi thường là không đúng theo mục đích sử dụng, họ cho rằng giá bồi thường thấp hơn so với giá thực tế; còn 0,71% ý kiến của người dân cho rằng họ không biết giá bồi thường có đúng với giá hiện tại của loại đất đó hay khơng.

- Có 99,29% người dân trong khu vực GPMB có quan tâm và tìm hiểu về việc quy định giá đất bồi thường, vì họ cho rằng đó là quyền lợi của những người dân sống trong khu vực GPMB. Tuy nhiên vẫn có người dân khơng quan tâm đến

vấn đề này; 0,71% người dân cho biết họ khơng biết đơn giá để tính bồi thường do ai quy định. Vì họ nghĩ đó khơng phải vấn đề liên quan đến họ, họ chỉ quan tâm đến việc đơn giá bồi thường có cao khơng, chứ khơng quan tâm giá đó do ai quy định.

- Có 87,86% người dân trong khu vực GPMB cho rằng mức bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc như vậy là thỏa đáng. Tuy nhiên có 12,14% ý kiến cho rằng mức bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng, vì cơng tác đền bù kéo dài, giá cả vật liệu xây dựng biến đổi liên tục, ảnh hưởng tới giá bồi thường.

- Có 85% người dân trong khu vực GPMB cho rằng mức giá bồi thường về cây cối hoa màu là hợp lý. Còn 15% thấy chưa hợp lý vì có một số cây trồng đem lại giá trị cao và lâu dài cho họ. Với mức bồi thường như vậy là chưa hợp lý, cần nâng cao thêm giá của một số loại cây.

- Về mức hỗ trợ: có 26/140 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ như vậy cịn thấp chiếm 18,57%, vì khi đất đai bị thu hồi, họ mất đất sản xuất, mất chỗ ở cho nên với mức hỗ trợ đó họ gặp khơng ít khó khăn để ổn định lại cuộc sống, lao động và sản xuất còn lại là đồng ý chiếm 81,43% .

- Về quy trình tiến hành bồi thường: 100% người dân đồng tình với quy trình tiến hành bồi thường của dự án do trước khi tiến hành thu hồi đất, người dân đã được phổ biến về quy trình tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng.

c. Ý kiến của cán bộ Ban quản lý dự án về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị thị trấn lam sơn, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 71)