TT Danh mục DA khu đô thị Thị trấn Lam Sơn
Số hộ Tiền (đồng) Cơ cấu (%)
1 Tài sản, vật kiến trúc 29 12.026.511.326 91,43
2 Cây cối hoa màu 18 1.127.804.372 8,57
Tổng cộng 47 13.154.315.698 100,00
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường, 2022)
Qua bảng 3.7 cho thấy tài sản trên đất được bồi thường theo hai danh mục là: tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu trên đất.
Dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bồi thường tài sản trên đất cho 47 hộ dân bị thu đất với tổng kinh phí là 13.154.315.698 đồng. Trong đó, kinh phí dành cho bồi thường tài sản, vật kiến trúc là 12.026.511.326 đồng chiếm 91,43% kinh phí bồi thường tài sản và kinh phí cho bồi thường cây cối hoa màu là 1.127.804.372 đồng chiếm 8,57%.
Qua số liệu phân tích ở trên thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã tính tốn áp dụng các đơn giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất đúng quy định. Kết quả điều tra lấy ý kiến của người dân cho thấy:
Hình 3.4. Tỷ lệ phương án bồi thường tài sản trên đất so với giá thị trường
+ Khoảng 90,27% ý kiến của người dân cho rằng giá trong phương án bồi thường tài sản trên đất của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là phù hợp.
+ Khoảng 9,73% ý kiến còn lại cho rằng giá bồi thường trong phương án bồi thường tài sản trên đất của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là chưa phù hợp.
- Công tác định giá tài sản trên đất là khâu mất nhiều thời gian, công sức của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư do tính chất phức tạp của từng loại tài sản.
c. Kết quả hỗ trợ dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa
Dự án khu đơ thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xn, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tính tốn và chi trả các khoản hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất khi thực hiện dự án. Kết quả cơng tác tính tốn và chi trả các khoản hỗ trợ cho dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được thể hiện chi tiết qua bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả hỗ trợ dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
TT Danh mục
DA khu đơ thị Thị trấn Lam Sơn
Tiền (đồng) Cơ cấu (%)
1 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 2.586.259.517 39,10 2 Hỗ trợ ổn định đời sống 1.186.035.122 17,93 3 Hỗ trợ đất vườn 809.376.371 12,23 4 Hỗ trợ tái định cư 1.461.046.525 22,09 5 Hỗ trợ di chuyển nhà 366.263.525 5,54 6 Hỗ trợ thuê nhà 206.275.163 3,12 Tổng 6.615.256.223 100,00
(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường, 2022)
Qua bảng 3.8 cho thấy bên cạnh công tác bồi thường đất và tài sản trên đất thì cơng tác hỗ trợ người dân bị thu hồi đất là một trong những nội dung được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm khi phê duyệt các dự án đầu tư. Làm tốt công tác hỗ trợ người dân bị thu hồi đất không chỉ giúp người dân mất đất nhanh
chóng ổn định đời sống và ổn định sản xuất mà cịn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Ngồi ra cơng tác hỗ trợ người dân được quan tâm thì mới khuyến khích người dân sớm giao đất, góp phần thực hiện được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội.
Hình 3.5. Cơ cấu các khoản hỗ trợ của dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Qua bảng 3.8 và hình 3.5 cho thấy: Dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tính tốn và chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng theo 6 danh mục hỗ trợ với tổng kinh phí là trên 6,6 tỷ đồng, trong đó:
Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là lớn nhất chiếm 39,10% tổng kinh phí hỗ trợ của dự án. Tiếp theo là hỗ trợ tái định cư chiếm 22,09% tổng kinh phí hỗ trợ của dự án, Chính sách hỗ trợ của dự án được thực hiện theo trên cơ sở Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ ban hành Quy định về phê duyệt giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đã cơ bản tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất ổn định đời sống. Cụ thể:
- Hỗ trợ di chuyển: Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở có nhà ở
mà phải di chuyển chỗ ở với khoảng cách dưới 10 km được hỗ trợ 5.500.000 đồng/hộ.
- Hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian tạo lập chỗ ở mới: Hộ gia đình bị
thu hồi đất ở, khơng cịn chỗ ở nào khác (có xác nhận của Chính quyền địa phương) trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian 3 tháng. Mức Hỗ trợ là: 450.000 đồng/tháng x 3 tháng x số khẩu = 1.350.000 đồng/hộ x số khẩu.
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Các đối tượng được hưởng
chế độ hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp đồng thời có tỷ lệ mất đất nơng nghiệp từ 30% trở lên.
+ Trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp từ 30% - 70%: được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 18 tháng; Mức hỗ trợ được hưởng 40kg gạo/khẩu/tháng. Đơn giá gạo được tính tại thời điểm thu hồi đất.
+ Trường hợp bị thu hồi > 70% đất nông nghiệp đang sử dụng: được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 30 tháng; Mức hỗ trợ được hưởng 40kg gạo/khẩu/tháng. Đơn giá gạo được tính tại thời điểm thu hồi đất.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp khi nhà nước thu hồi diện tích đất nơng nghiệp được giao, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ theo quy định bằng 1,5 lần giá đất theo mục đích sử dụng tại vị trí thu hồi.
- Các hỗ trợ khác:
+ Hỗ trợ giá đất vườn: Ngoài các khoản hỗ trợ trên các hộ bị thu hồi đất vườn còn được hỗ trợ giá đất vườn: Là đất trong cùng thửa đất có nhà ở khơng được gọi là đất ở mức hỗ trợ theo quy định bằng 35% giá đất ở tại vị trí thu hồi nhưng tổng mức bồi thường, hỗ trợ không vượt quá giá đất ở tại vị trí thu hồi.
d. Các khoản kinh phí khác để thực hiện dự án
Quyết định số 4925/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bảng giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, cơng trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Bao gồm:
- Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích khơng q 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
- Mức chi phí cho cơng tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không quá 10% tổng mức chi phí làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tương đương 0,2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
Kết quả kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn
TT Danh mục Số tiền (đồng) Cơ cấu (%)
1 Kinh phí thẩm định 113.551.537 9,10
2 Kinh phí thực hiện BT-GPMB 1.135.515.366 90,90
Tổng 1.249.066.903 100,00
(Nguồn: Phịng Tài Ngun và Mơi trường, 2022)
Qua bảng 3.9 cho thấy kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là 1.249.066.903 đồng. Trong đó, kinh phí thẩm định là 113.551.537 đồng, kinh phí bồi thường, hỗ trợ của cả dự án và kinh phí thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1.135.515.366 đồng.
e. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi giải phóng mặt bằng dự án khu đơ thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Tổng hợp kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được thể hiện chi tiết qua bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa TT Danh mục bồi thường, hỗ trợ,
kinh phí khác Số tiền (đồng) Cơ cấu (%)
1 Bồi thường đất 37.006.196.400 63,78
2 Bồi thường tài sản trên đất 13.154.315.698 22,67
3 Các khoản hỗ trợ 6.615.256.223 11,40
4 Kinh phí thực hiện BT-GPMB 1.249.066.903 2,15
Tổng 58.024.835.224 100,00
(Nguồn: Phịng Tài Ngun và Mơi trường, 2022)
Qua bảng 3.10 cho thấy: Kinh phí để thực hiện dự án được tính tốn và chi trả theo 4 danh mục là bồi thường đất, bồi thường tài sản trên đất, các khoản hỗ trợ và kinh phí thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong đó: Dự án khu đô thị Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa có tổng kinh phí là 58.024.835.224 đồng. Kinh phí chiếm tỷ lệ nhiều nhất là bồi thường đất với số tiền là 37.006.196.400 đồng chiếm 63,78% tổng kinh phí của cả dự án. Thứ hai là kinh phí dành cho bồi thường tài sản trên đất chiếm 22,67% tổng kinh phí của dự án. Thứ ba là kinh phí dành cho các khoản hỗ trợ chiếm 11,40% và kinh phí thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm 2,15% tổng kinh phí của dự án.
3.3. Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường đất đến đời sống của người dân sống của người dân
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của cơng tác giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về kinh tế dân về kinh tế
Qua bảng 3.11 cho thấy thu nhập bình quân nhân khẩu /tháng sau khi bị thu hồi đất tăng tăng từ 4.446,51 nghìn đồng lên 5.868,91 nghìn đồng. Trong đó thu nhập từ nơng nghiệp có xu hướng giảm so với trước khi bị thu hồi đất, từ 2.276,62 nghìn đồng xuống cịn 1.592,77 nghìn đồng, thu nhập từ phi nơng nghiệp tăng từ 2.168,89 nghìn đồng lên 4.276,14 nghìn đồng, nguyên nhân là do các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đã chuyển từ lao động nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, hoặc vừa lao động nông nghiệp vừa buôn bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình hoặc diện tích nơng nghiệp bị thu hồi một phần nên trong thời gian nông nhàn người dân địa phương đi làm thuê để thêm thu nhập.
Bảng 3.11: Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng theo nguồn thu nhập của các hộ dân tại dự án
STT Các nguồn thu nhập
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%)
1 Thu từ nông nghiệp 2.277,62 51,22 1.592,77 27,14
2 Lúa 827,35 18,61 403,72 6,88
3 Rau màu 698,63 15,71 585,61 9,98
4 Chăn nuôi 751,64 16,90 603,44 10,28
5 Thu từ phi nông nghiệp 2.168,89 48,78 4.276,14 72,86
6 Buôn bán nhỏ 684,93 15,40 976,86 16,64
7 Dịch vụ 772,53 17,37 1.381,38 23,54
8 Làm công ăn lương 592,15 13,32 965,04 16,44
9 Trợ cấp 25,12 0,56 34,01 0,58
10 Lao động thời vụ 52,73 1,19 203,57 3,47 11 Thu từ nguồn khác 41,43 0,93 715,28 12,19
Tổng thu nhập 4.446,51 100,00 5.868,91 100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2022)
- Qua hình 3.6 cho thấy có 67,14 % (94/140) các hộ được phỏng vấn cho rằng sau dự án các hộ có thu nhập cao hơn là do các hộ đã biết sử dụng các khoản tiền bồi thường của dự án để tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp của gia đình, bên cạnh đó một số hộ còn dùng tiền để thuê thêm đất, mở rộng sản xuất; 26,43 % (37/140) số hộ cho rằng thu nhập không đổi. Tuy nhiên, trong số các hộ bị thu hồi đất lại có 6,43 % (9/140) số hộ cho rằng sau khi bị thu hồi đất, thu nhập của các hộ này thấp hơn so với trước khi có dự án.
Nguyên nhân là do các hộ này sau khi nhận được tiền bồi thường chỉ chú trọng mua sắm tài sản, sửa chữa nhà cửa, chưa biết sử dụng các khoản tiền nhận được để đầu tư, mở rộng sản xuất hoặc chuyển đổi sang nghề khác.
Hình 3.7. Phương thức sử dụng tiền đền bù của người dân
Qua hình 3.7 cho thấy có 48 hộ gửi tiết kiệm, hoặc cho vay chiếm 34,29 % giá trị bồi thường; 39 hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp chiếm 27,86% giá trị bồi thường; 31 hộ sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa chiếm 22,14% giá trị bồi thường; 22 hộ dùng để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh... chiếm tới 15,71% giá trị bồi thường.
3.3.2. Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về an ninh, trật tự xã hội
Qua hình 3.8 cho thấy theo đánh giá của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng có 38,57% (54/140) các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự, xã hội tốt hơn trước; 56,43% (79/140) các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự khơng
có gì thay đổi so với trước khi có dự án; 5 % (7/140) các hộ cịn lại cho rằng tình hình trật tự kém hơn
Hình 3.8 Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau thu hồi đất
Hình 3.9 Tình hình quan hệ nội bộ gia đình khu vực dự án sau thu hồi đất
Qua hình 3.9 cho thấy đa số các hộ gia đình sau khi nhận được tiền bồi thường và hỗ trợ của dự án đều đã biết sử dụng đúng mục đích để giúp ổn định đời sống và sản xuất của gia đình mình chiếm 60,71% (85/140), số hộ có mối quan hệ khơng đổi là 36,43% (51/140), số hộ có mối quan hệ kém hơn là 2,86% (4/140
nguyên nhân chủ yếu là do tranh chấp số tiền đền bù giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về mơi trường
Hình 3.10: Tình hình mơi trường khu vực dự án sau thu hồi đất
Qua hình 3.10 cho thấy có 32,86% (46/140) số hộ cho rằng sau khi dự án hồn thành sẽ có mơi trường tốt hơn, 52,14% (73/140) ý kiến cho rằng mơi trường khơng ảnh hưởng gì khi xây dựng dự án và 15% (21/140) số hộ cho rằng dự án xây dựng làm cho môi trường xung quanh ô nhiễm hơn trước đây, các hộ được điều tra cho rằng môi trường trong khu vực sau dự án kém hơn trước khi có dự án là do khói bụi của các loại xe lưu thông trong khu vực dự án, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của một số người dân trong khu vực thực hiện dự án.
3.3.4. Đánh giá kết quả công tác tổ chức thu hồi đất bồi thường, GPMB thông qua ý kiến người dân và cán bộ Ban bồi thường
a. Ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường
Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với việc thu thập thông tin từ mẫu phiếu điều tra của 140 hộ gia đình nằm trong diện có đất bị thu hồi. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ phía người dân với những mong muốn và nguyện vọng khác