Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý về đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất lâm NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN bắc TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 75)

II Đất có mặt nước ven biển

3.2.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý về đất lâm nghiệp

ứng yêu cầu áp dụng khoa học – công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai đã được đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên. Đối với cấp xã, hiện nay có 261 cán bộ, cơng chức và người hoạt động khơng chun trách, trong đó: cán bộ cấp xã có 125 người, cơng chức cấp xã có 136 người; trình độ học vấn đảm bảo 12/12; trình độ chun mơn có 198 đại học, cao đẳng-trung cấp 57, chưa qua đào tạo 6. Nhìn chung, cán bộ, cơng chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai đã được đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được. Trình độ học vấn, trình độ chun mơn của cán bộ cơ sở từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hiện nay (tỷ lệ tốt nghiệp đại học 77,78%).

3.2.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý về đất lâm nghiệp nghiệp

Một là, Thực hiện cơ chế phân công phân cấp rõ ràng trong công tác

QLNN đối với đất lâm nghiệp ở địa phương và khắc phục kịp thời sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành. Có chế tài gắn trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý đất đai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, rà soát văn bản, bãi bỏ các quy định không cịn phù hợp...; lập, cơng bố, cơng khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất lâm nghiệp hợp lý, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, rà sốt và cơng bố hằng năm các đồ án quy hoạch; ban

hành một quy trình, phương pháp về quản lý đất lâm nghiệp thống nhất, đảm bảo thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tiễn, trên cơ sở các quy định của Nhà nước.

Hai là, Cần tiếp tục đổi mới phương thức, chất lượng lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất gắn với áp dụng khoa học – công nghệ và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình thực hiện; đồng thời, cần rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng đất, trong đó có nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, của các ngành, lĩnh vực và có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, cần bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, cơng bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quỹ đất sử dụng phù hợp cho từng giai đoạn và lâu dài. Đồng thời, cần tăng cường tính chế tài và tính thượng tôn pháp luật trong thực thi pháp luật về đất đai, trong đó có đất lâm nghiệp và gắn với việc giám sát thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, đúng pháp luật, trong đó chú trọng cơng tác xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa đến từng xã.

Ba là, Tiếp tục thực hiện tốt nội dung về đăng ký đất đai, lập và quản

lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, chú trọng cơng tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu gắn với cập nhật thông tin về chủ sử dụng đất. Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My, số lượng diện tích đất lâm nghiệp cần lập hồ sơ cấp giấy là khá lớn, do đó cần phải đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Để thực hiện vấn đề này:

Thứ nhất, UBND huyện cần tiếp tục đầu tư nguồn lực để đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu về đất lâm nghiệp để làm cơ sở kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo:

- Phịng Tài ngun và Mơi trường:

+ Tập trung hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp; tăng cường các biện pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất lâm nghiệp, nhất là mua bán đất rừng tự nhiên trái pháp luật; tham mưu xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; kịp thời ngăn chặn, giải quyết dứt điểm ngay các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm từ khi mới phát sinh và không để diễn ra hoạt động khiếu nại, khiếu kiện tập trung đông người, vượt cấp làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội; đồng thời, xem xét thiết lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về tình trạng tranh chấp, lấn chiếm; chuyển nhượng đất lâm nghiệp, mua bán rừng trái pháp luật và các vi phạm về đất lâm nghiệp, rừng xảy ra trên địa bàn quản lý; định kỳ báo cáo UBND huyện để theo dõi, chỉ đạo.

+ Khẩn trương phối hợp với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện hoàn thiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính về đất lâm nghiệp; hồn thiện phương án sử dụng đất, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức được giao quản lý đất lâm nghiệp.

- Hạt Kiểm lâm tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý địa bàn để bảo vệ rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc rà sốt, ngăn chặn, xử lý các vụ tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn.

- Ban quản lý rừng phòng hộ khẩn trương tổ chức cắm mốc ranh giới giữa các loại đất rừng, các khu vực giáp ranh, nhạy cảm, dễ bị xâm lấn.

Thứ hai, Phịng Tài ngun và Mơi trường:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện việc lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất lâm nghiệp đối với các trường hợp đề nghị; đồng thời, quản lý chặt chẽ đối với diện tích chưa kê khai, đăng ký.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động một cách kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Thứ ba, Công an huyện chỉ đạo lực lượng Công an thường xuyên nắm

bắt, rà soát các đối tượng, nhất là các đối tượng lợi dụng việc tranh chấp rừng, đất lâm nghiệp trái pháp luật để xúi giục gây mất an ninh trật tự xã hội tại địa phương; kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, UBND các xã, thị trấn tiến hành kê khai đăng ký đất đai theo đúng quy định; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đất lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng; không tự ý xâm canh, lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép; tích cực tố giác các đối tượng vi phạm tới cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, Đối với các chủ rừng là tổ chức:

- Chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp đối với diện tích được giao, cho thuê; thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép; chủ động phối hợp, đề nghị cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định; thực hiện việc cắm mốc, xác định ranh giới giữa diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý và đất khác.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp trong diện tích được giao, quản lý ngay từ khi vụ việc mới phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất lâm NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN bắc TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)