Quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp bằng kiểm tra, thanh tra; giải quyết tranh chấp; giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất lâm NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN bắc TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38 - 40)

giải quyết tranh chấp; giải quyết khiếu nại, tố cáo

Quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp cần phải thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất rừng của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác một cách thường xuyên, liên tục để đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp của Uỷ ban nhân dân các cấp cần được chú trọng, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát các tổ chức, cá nhân liên quan để đảm bảo sử dụng ổn định nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp một cách chặt chẽ sẽ đảm bảo việc kịp thời giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm liên quan đến quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.

Tiểu kết Chương 1

Nguồn tài nguyên đất đai trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là có hạn. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Chính sách, pháp luật về đất đai đảm bảo đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng

để phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chính quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn được quy định bởi pháp luật.

Quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng là u cầu khách quan, là cơng cụ để bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Việc quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, trong đó có các đặc điểm và vai trị của cơ quan quản lý nhà nước; các chủ thể quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp; việc thực hiện, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các phương thức về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp;… Bên cạnh đó, việc lập quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp cần thực hiện bằng pháp luật; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; quản lý việc giao đất lâm nghiệp, giao rừng; đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất lâm nghiệp; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất lâm NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN bắc TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)