II Đất có mặt nước ven biển
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Đất lâm nghiệp là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chứa đựng cả tài nguyên rừng, động thực và khống sản, là một bộ phận của mơi trường sinh thái gắn liền với đời sống người dân và sự sống còn của dân tộc. Quản lý nhà nước, sử dụng đất lâm nghiệp là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mức độ quan tâm đã và đang được thể hiện rõ nét ở giai đoạn gần đây, nhất là việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý đất đai, trong đó có đất lâm nghiệp, nhất là các địa bàn Tây nguyên, các tỉnh có tiềm năng đất lâm nghiệp lớn, trong đó có tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước có những định hướng rõ nét về phát triển lâm nghiệp với nhiều chủ trương về phân cấp, phân quyền trong quản lý đất lâm nghiệp.
Từ những chủ trương, chính sách, định hướng và các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, trong đó có đất lâm nghiệp, tỉnh Quảng Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt đối với công tác quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng. Huyện Bắc Trà My cũng đã và đang tiếp tục chỉ đạo các ngành và địa phương tập trung triển khai công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp một cách đồng bộ, nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả và đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng mục đích đối với diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Q trình tổ chức triển khai thực hiện cơng tác quản lý đất lâm nghiệp, huyện Bắc Trà My đã tập trung chú trọng việc phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh trên từng diện tích đất lâm nghiệp, nhất là diện tích đất trống đồi núi trọc, đất bị thối hố, xói mịn, đất bị xâm canh; sử dụng đất một cách tiết kiệm; chú trọng lựa chọn loại cây trồng phù hợp với từng vùng theo hướng hiệu quả, bảo vệ tài ngun đất, chống xói mịn, sạt lở, rửa trôi, bạc màu,… khai thác tối đa độ phì nhiêu của đất và gắn với việc bồi dưỡng, cải tạo để
tăng cường độ phì nhiêu của đất, bảo vệ mơi trường sinh thái rừng bền vững.