1.2.2.1. Quy định pháp luật về quản lý nhà nước đất lâm nghiệp
Quy định quản lý nhà nước về đất, trước hết là quy định về chủ thể quản lý. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai là một hệ thống cơ quan nhà nước gồm các cấp từ trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai ở tầm vĩ mô.
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền địa phương là một hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước địa phương nhằm thực hiện việc quản lý thống nhất về đất đai trên phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.
đất đai trên địa bàn một tỉnh bao gồm các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với phân cấp quản lý theo Luật Đất đai nhằm thực hiện QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Theo cách thức tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương, Theo Điều 24 Luật đất đai 2013: Chính quyền địa phương bao gồm ba cấp: Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh gồm HĐND, UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ đất đai; cơ quan quản lý đất đai cấp huyện; cơ quan quản lý đất đai cấp xã.
HĐND các cấp có quyền thơng qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan cấp trên phê duyệt; việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng của địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. HĐND tỉnh thông qua bảng giá đất.
UBND các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này. UBND các cấp: có trách nhiệm xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương, tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao. Quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Giao đất đối với cộng đồng dân cư. Quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Bên cạnh của quy định về tổ chức bộ máy quản lý và cả vấn đề nhân sự quản lý, pháp luật cịn có các quy định về giao đất thu hồi đất, các giao dịch khác về đất, quy định về thủ tục quản lý hành chính, về giải quyết tranh chấp và vi phạm quy định quản lý nhà nước về đất nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng. Các quy định này trong tổng thể tạo thành thể chế quản lý đất đai nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý đất lâm nghiệp
Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước lĩnh vực đất lâm nghiệp gắn liền với việc thực hiện pháp luật. Một cách khái quát có thể chia ra các hoạt động thực hiện pháp luật sau đây:
Hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND cấp huyện đối với toàn bộ hoạt động quản lý trên địa bàn theo thẩm quyền. Cụ thể là UBND cấp huyện tiến hành các hoạt động thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn:
- Thực hiện và chỉ đạo thực hiện các quy định về quản lý đất đai tại địa phương.
- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình UBND cấp tỉnh xét duyệt. Hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của UBND xã, thị trấn trực thuộc huyện.
- Theo dõi biến động đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổ chức giao đất lâm nghiệp, thu hồi đất lâm nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của huyện.
- Chỉ đạo UBND cấp xã theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
- Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên phạm vi huyện, v.v.
1.2.2.3. Thực hiện các hoạt động bảo vệ pháp luật:
Nhìn chung, UBND cấp huyện và cấp xã theo thẩm quyền tiến hành các hoạt động bảo vệ pháp luật sau:
- Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về sử dụng đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành.
- Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các trường hợp tranh chấp đất lâm nghiệp, rừng tại địa phương, kịp thời ngăn chặn, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh… điểm các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm (nếu có).
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất lâm nghiệp, nhất là mua bán đất rừng tự nhiên trái pháp luật; xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp; ngoài việc tăng cường xử lý vi phạm, cần xem xét thiết lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định của pháp luật….
- UBND cấp huyện thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng, Chủ tịch UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất lâm
nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng; không tự ý xâm canh, lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép; tích cực tố giác các đối tượng vi phạm tới cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi biến động đất lâm nghiệp và báo cáo cơ quan cấp huyện; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã.
- Rà soát, đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, nông – lâm nghiệp.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến tài nguyên và môi trường, chú trọng lĩnh vực đất đai đến với người dân.
Đối với Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.
- Quản lý diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.
- Chỉ đạo các thôn, bản... thực hiện việc sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.
- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao đất lâm nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã thơng qua trước khi trình UBND cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo sự chỉ đạo của UBND huyện, xác nhận ranh giới đất lâm nghiệp trên thực địa…
Các quy định pháp luật nhìn chung khá đấy đủ về thẩm quyền của UBND cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đất lâm nghiệp. Tổ chức quản lý đúng pháp luật, hợp lý theo các tiêu chí minh bạch, dân chủ, trách
nhiệm giải trình…là các yếu tố tác động tốt đến hiệu quả của quản lý và ngược lại.
1.2.2.4. Hoạt động bảo vệ pháp luật trong quản lý đất lâm nghiệp
Hoạt động bảo vệ pháp luật trong quản lý đất lâm nghiệp đực biệt quan trọng khi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất đai là tài sản có giá trị hết sức lớn. UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, rừng; đồng thời:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên mơn hướng dẫn các khu rừng đặc dụng, phịng hộ và cơ quan quản lý ở địa phương rà soát, xác định ranh giới, lập hồ sơ địa chính, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ bản hoàn thành việc cắm mốc giới lâm phận. Xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng đất rừng đặc dụng, phịng hộ khơng đúng mục đích; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
- Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật; triển khai các giải pháp chống chặt phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra vi phạm.
- Kiện toàn tổ chức Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trong các Ban quản lý rừng, bảo đảm hoạt động có hiệu quả đúng theo quy định của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xử lý vi phạm hành chính về đất lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính trong cơng tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; hoàn thiện
phương án sử dụng đất, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức được giao quản lý đất lâm nghiệp. Đồng thời:
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức khác với UBND cấp huyện, cấp xã, HĐND có trách nhiệm giám sát và thực hiện quyền trong giám sát đối với UBND cùng cấp và các đối tượng khác trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật.
Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân thường xuyên theo dõi và kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; phối hợp, tiếp nhận, điều tra, xử lý kịp thời và triệt để các vụ án vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao…
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Hội, đoàn thể tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền pháp luật về Lâm nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan để người dân tự giác chấp hành; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong hoạt động quản lý đất lâm nghiệp.
Các cơ quan thơng tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật về giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp của Nhà nước để nhân dân biết, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.