Đặc điểm của hiệu lực của thỏa ƣớc lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 49 - 52)

Thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận mang tính chất tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Trách nhiệm thực hiện sẽ thuộc về từng cá nhân riêng lẻ nhưng tranh chấp thuộc về tập thể. Vì vậy, thỏa ước lao động tập thể được điều chỉnh bởi các nguyên tắc của ngành luật lao động, do đó chúng có những đặc điểm khác với các hợp đồng dân sự. Sự khác biệt này nhằm thể hiện tính chất riêng biệt của quan hệ lao động và những yêu cầu riêng của nhà nước đối với hiệu lực của thỏa ước nhằm tạo điều kiện cho thỏa ước phát huy vai trị tích cực của mình.

Chúng ta thấy sự khác biệt chủ yếu là trong hiệu lực của với hiệu lực của hợp đồng dân sự ở chỗ không phải đối tượng nào cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của việc thỏa thuận, thương lượng. Chỉ có một bên là tập thể người lao động và người sử dụng lao động và việc thi hành mọi người lao động trong doanh nghiệp có trách nhiệm thi hành là tất yếu. Cơ sở thỏa ước lao động tập thể được thi hành được xác định từ quá trình thương lượng, đàm

đồn. Nếu xem xét trên khía cạnh dân sự thì cơng đồn chỉ đại diện cho quyền lợi của các đồn viên, chứ khơng thể xác định được mọi người trong doanh nghiệp phải thi hành thỏa ước nếu trong tập thể người lao động có người khơng phải là đoàn viên. Nhưng việc tham gia đại diện thương lượng, đàm phán, ký kết trong thỏa ước lao động tập thể sẽ không giống như thông qua đại diện ký kết hợp đồng dân sự. Sự đại diện trong cơng đồn là đại diện cho tập thể người lao động, khơng mang tính chất cá nhân riêng biệt. Sự mất cân bằng về vai trò trong mối quan hệ chủ thợ là điều tất yếu. Người sử dụng lao động bỏ tiền để mua sức lao động, họ thường nắm nhiều quyền điều hành trong việc sử dụng sức lao động. Vì họ là người quyết định, ai sẽ là người tham gia vào quan hệ lao động. Bên cạnh đó thì người lao động bỏ sức lao động của mình có thể tạo ra giá trị lớn hơn rất nhiều so với giá trị bỏ ra để mua sức lao động. Với những tính chất trên thì người sử dụng lao động thường bóc lột sức lao động của người lao động. Người lao động chỉ có giá trị ngang bằng khi biết kết hợp tạo thành khối thống nhất. Lúc này người sử dụng lao động không thể không cần đến tập thể lao động - một khối thống nhất.

Trong khi đó, theo Điều 10 Hiến pháp 1992, Cơng đồn được coi là: Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [9].

Theo khoản 1 Điều 1 Luật Cơng đồn thì "Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động)".

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Cơng đồn thì "Cơng đồn cơ sở đại diện cho người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với giám đốc xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế" .

Với những quyền hạn nhất định trên thì sau khi cơng đồn ký kết thỏa ước thì tập thể người lao động có trách nhiệm thực hiện chùng và cả những người lao động ký kết hợp đồng về sau, cũng có trách nhiệm thi hành bản thỏa ước đó. Việc thực hiện thỏa ước là trách nhiệm chung của mọi người trong doanh nghiệp. Trong dân sự, trường hợp hiệu lực của hợp đồng có tác dụng tới mọi người phải thực hiện là trường hợp hết sức đặc biệt. Mà chỉ có trường hợp đặc biệt trong dân sự đó là các bên giao kết hợp đồng vì quyền lợi của người thứ ba. Trong trường hợp này, hiệu lực của một hợp đồng làm phát sinh quyền của người thứ ba không liên quan tới quan hệ hợp đồng đối với người có nghĩa vụ trong hợp đồng. Như vậy, sự khác nhau giữa hiệu lực của thỏa ước và hiệu lực hợp đồng dân sự.

Với những quy định về phạm vi và đối tượng phải thi hành và quan hệ giữa thỏa ước với hợp đồng lao động và các quy định khác về lao động trong doanh nghiệp, pháp luật đã xác định khả năng điều chỉnh các quyền lợi của người lao động theo hướng có lợi nhất cho người lao động. Ngồi ra, pháp luật còn yêu cầu riêng về hiệu lực của thỏa ước như quy định về thời gian các bên khơng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa ước việc tuyên bố hủy bỏ các thỏa ước bị coi là vơ hiệu tồn bộ; trường hợp thỏa ước hết hiệu lực do có những thay đổi trong doanh nghiệp khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp.

Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể mang những đặc trưng sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)