Về vấn đề sửa đổi, bổ sung hiệu lực của thỏa ƣớc lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 84 - 85)

Tại Điều 50 của Bộ luật Lao động quy định: "Sau 3 tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với thỏa ước lao động tập thể thời hạn dưới 1 năm và

6 tháng đối với thỏa ước tập thể thời hạn từ 1 đến 3 năm, các bên mới có quyền yêu cầu, sửa đổi bổ sung thỏa ước như trình tự ký kết thỏa ước". Khi thỏa ước gần hết hiệu lực, nếu phía người lao động cần thấy phải điều chỉnh thì cơng đồn phải đưa ra bản kiến nghị. Trước đó, cơng đồn cần phải gửi doanh nghiệp một văn bản đề nghị chấm dứt thỏa ước, thường bằng văn bản, để tránh tranh cãi về sau. Như vậy theo quy định của pháp luật, thì cả hai bên

đều có quyền u cầu sửa đổi. Nhưng khơng có nghĩa sau khi ký kết là các bên có thể yêu cầu sửa đổi ngay được mà phải sau một thời gian thực hiện nhất định. Để nội dung của thỏa ước được kiểm nghiệm trên thực tế. Tuy nhiên, có thể thấy việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước theo quy định đó của pháp luật hiện hành là tương đối dễ dàng. Điều đó đơi khi đã tạo nên sự tùy tiện cho các bên trong quá trình đàm phán, thương lượng.

Việc sửa đổi, bổ sung dễ dàng sẽ dẫn đến tình trạng các bên coi thường việc đàm phán và ký kết. Tâm lý coi thường trên sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trên thực tế. Chính điều này sẽ dẫn đến việc trì hỗn, hoặc xảy ra đình cơng trên thực tế. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung những vấn đề con thiếu, chưa phù hợp trên thực tế là điều bắt buộc. Nó đảm bảo ý nghĩa của hiệu lực thỏa ước lao động bảo đảm cho sự ổn định của quan hệ lao động trong thời gian thỏa ước có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)