NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 31 - 33)

Hợp đồng là công cụ, phương tiện quan trọng chủ yếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhằm giúp chúng ta thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt và lao động. Một nhận xét đúng đắn đã được đưa ra: "Việc phân phối hầu như tất cả các nhu cầu thiết yếu của con người đều dựa trên cơ sở của hợp đồng mua bán" và "việc liên kết và sử dụng sức lao động không thể thực hiện được nếu khơng có sự đồng ý của các bên, nghĩa là khơng có hợp đồng thuê lao động" [8, tr. 341]. Dù trong lĩnh vực nào đi chăng nữa, thì hợp đồng ln được sử dụng để thể hiện sự trao đổi giữa các bên. Tóm lại, hợp đồng là phương thức hữu hiệu để tiến hành các dự định và kế hoạch của mỗi người thành hiện thực. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh được thể hiện nhiều nhất. Để tiến hành công việc trên, người chủ doanh nghiệp phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, bao gồm các công việc trực tiếp và gián tiếp. Tương ứng với những cơng việc đó, họ sẽ có những hợp đồng trực tiếp và gián tiếp để thiết lập cơng việc kinh doanh của mình.

Một nhận định được đưa ra như sau:

Nói đơn giản, kinh doanh luôn nhằm mục đích làm tăng trưởng khối tài sản của thương nhân. Do vậy, họ ln ln phải tính tốn nhằm sử dụng số tài sản hiện có hoặc vay mượn một cách để kiếm lời. Đối với thương nhân, mọi tài sản đều cần thiết và quý giá, nhưng vì mục tiêu về một khối tài sản lớn hơn, nên có một số tài sản cụ thể cần phải được đưa ra để đầu tư hoặc chuyển dịch.

quan trọng thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và kiềm chế chính là hợp đồng. Vì vậy có thể nói hợp đồng là một phương thức tổ chức đời sống xã hội. Khi các bên giao kết hợp đồng, có nghĩa rằng họ cùng nhau mong muốn hợp tác để đáp ứng các nhu cầu của chính mình, cùng nhau chia sẻ các lợi ích và cùng nhau kiềm chế không xâm phạm vào các lợi ích của nhau, của xã hội. Hợp đồng cho phép con người gánh chịu những trách nhiệm và sự tận tụy trên cơ sở có đi, có lại, đưa ra những lời hứa làm người khác có thể tin tưởng, loại bỏ những vấn đề không chắc chắn và tạo lập những ước vọng hợp lý cho các công việc trong tương lai.

Ở phạm vi quan hệ quốc tế, hợp đồng góp phần vào việc giữ gìn một nền hịa bình và ổn định, bởi xét cho cùng các điều ước hay thảo ước quốc tế có bản chất của hợp đồng [6, tr. 15].

Còn trong khoa học pháp lý, theo tác giả Vũ Văn Mẫu, từ thời cổ đại Gaius đã nhận định "Phàm nghĩa vụ đều do các khế ước hay các dân sự phạm phát sinh ra" [13, tr. 53].Với nhận định trên, Bộ luật Dân sự của Tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) ngày nay đã định nghĩa: "Hợp đồng là một sự thỏa thuận của hai hoặc nhiều người mà theo đó nghĩa vụ được tạo lập, sửa đổi hoặc hủy bỏ". Theo Điều 305 của Bộ luật Dân sự Đức 1900 quy định "Nhằm tạo lập nghĩa vụ bởi giao dịch pháp lý và nhằm sửa đổi căn bản một nghĩa vụ, thì hợp đồng giữa các bên là cần thiết, trừ khi pháp luật có quy định khác". Điều này chứng tỏ hợp đồng là nguồn gốc quan trọng cho việc thực hiện nghĩa vụ và cũng chính nghĩa vụ được xác lập trong hợp đồng, là căn cứ để các bên tiến hành giao dịch cụ thể. Như vậy, Hợp đồng và nghĩa vụ là những vấn đề gắn kết với nhau và không thể thiếu được trong các giao dịch dân sự và kinh tế. Trong hợp đồng không thể quy định thiếu quyền lợi và nghĩa vụ và ngược lại quyền lợi và nghĩa vụ cũng chỉ thể hiện được trong các hợp đồng mà thơi. Đó là điều tất yếu của hợp đồng.

Để nghĩa vụ của hợp đồng được thực hiện đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng, điều quan trọng khơng thể thiếu đó là hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng hình thành và ràng buộc các bên tham gia giao kết hợp đồng như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu một số vấn đề sau của hiệu lực của hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)