Thời hạn thỏa ƣớc tập thể của Vƣơng quốc Đan Mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 80 - 83)

Đối với đất nước Đan Mạch, pháp luật quy định về thỏa ước lao động tập thể có quy định thời hạn có hiệu lực của thỏa ước tùy thuộc vào ý chí của

các bên tham gia ký kết. Có nghĩa, ước lao động có thể có hiệu lực trong thời hạn nhất định; hoặc không xác định thời hạn. Thơng thường thì các thỏa ước lao động ký kết giữa Tổng Cơng đồn Đan Mạch (LO) và Tổng Liên đoàn của những người sử dụng lao động Đan Mạch (DA) có thời hạn khơng xác định. Ví dụ, trong thỏa ước hợp tác sửa đổi, ký kết giữa LO và DA ngày 27/10/2006 ghi rõ: "Thỏa ước này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 và sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới khi hai bên chấm dứt vào ngày 1 tháng 7 của bất cứ năm nào nhưng phải thơng báo trước 6 tháng".

Nhìn chung thỏa ước lao động cấp ngành có thời hạn 3 năm. Việc thương lượng các vấn đề liên quan đến toàn bộ thị trường lao động diễn ra trong một thời hạn nhất định, thường từ tháng 12 của năm trước cho đến tháng 3 năm sau; trừ các trường hợp đặc biệt có yêu cầu đặc biệt.

Do thỏa ước lao động có hiệu lực mà khơng cần phải có bất cứ đảm bảo nào bằng pháp luật nên một đối tác xã hội đều có quyền chấm dứt thỏa ước lao động trước thời hạn bằng việc thong báo trước. Theo thỏa ước lao động cho nhân viên làm công ăn lương trong ngành công nghiệp, là một trong những thỏa ước lao động quan trọng nhất của CO (là một tổ chức cơng đồn Kim Khí, 3F, Co-Industri, DI tại Copenhagen và Skanderbourg, tháng 5/2009) và DI (Tổng liên đồn giới chủ ngành cơng nghiệp Đan Mạch) năm 2007: "Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3năm 2007 đối với các bên ký kết cho đến khi chấm dứt bởi một trong hai bên bằng việc thông báo trước với bên kia vào ngày cuối cùng của tháng hai, tuy nhiên không được sớm hơn ngày 28/2/2007" (Mục 29 thỏa ước lao động 2007-2010 cho nhân viên làm công ăn lương trong ngành công nghiệp ký kết giữa CO- Industri và DI). Hiệu lực của các thỏa ước lao động cấp cơ sở thường la hai năm. Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt thỏa ước lao động trước thời hạn:

hai tháng. Lúc này thời điểm chấm dứt hiệu lực của các thỏa ước lao động, các quy tắc tại cơ sở sẽ hết hiệu lực của các thỏa ước lao động, các quy tắc tại cơ sở sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Mục 23 (2) thỏa ước lao động cho nhân viên làm công ăn lương trong ngành công nghiệp 2007-2010 ký kết giữa CO-Industri và DI), [19, tr. 23-24].

Như vậy thỏa ước lao động tập thể được đảm bảo thi hành bởi sự cam kết của cả ha bên đối tác xã hội. Bởi lẽ, cả cơng đồn và giới chủ trong quá khứ cho đến khi cả hai bên ký kết văn bản thỏa hiệp chung ngày 5 tháng 9 năm 1899 giữa DA và LO.

Tranh chấp lao động tập thể vẫn xảy ra trong quá trình thỏa ước lao động có hiệu lực liên quan đến vi phạm thỏa ước lao động hoặc liên quan tới việc giải thích thỏa ước lao động. Tuy nhiên tranh chấp lao động xảy ra trong quá trình thỏa ước lao động có hiệu lực được giải quyết thơng qua con đường "hịa bình". Việc đình cơng của người lao động hay đóng cửa nhà máy của người sử dụng lao động trong quá trình thỏa ước có hiệu lực là bất hợp pháp. Mục 2 (1) của Thỏa thuận chung sửa đổi vào tháng 1 năm 1993 giữa LO và DA quy định: "Trong thời gian thỏa ước lao động có hiệu lực khơng được phép có bất cứ sự dừng việc nào (đình cơng; đóng cửa nhà máy…) trừ trường hợp Luật về giải quyết tranh chấp lao động hoặc thỏa ước lao động quy định khác".

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bên vi phạm thỏa ước lao động bị xử phạt theo hình phạt tiền rất nặng theo phán quyết của người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Tóm lại, nói về thỏa ước lao động thì Đan Mạch là một trong những mơ hình thành cơng ở Châu Âu. Không phải các văn bản pháp luật mà chính thỏa ước lao động là cơng cụ chủ yếu điều chỉnh thị trường lao động. Mơ hình này tồn tại từ sự ra đời của thỏa

ước lao động đầu tiên ngày 5 tháng 9 năm 1899 giữa LO và DA. Thị trường lao động nhìn chung khá ổn định, ít xảy ra tranh chấp lao động; các tiêu chuẩn lao động cao so với các nước EU. Đình cơng chủ yếu khơng xảy ra trong thời gian khơng có thỏa ước lao động đã hết hiệu lực hoặc hai bên gặp bế tắc trong quá trình thương lượng để ký kết thỏa ước lao động mới. Lúc này, nó được sử dụng như một thứ vũ khí để cơng đồn và đồn viên u cầu lợi ích vật chất hơn từ giới chủ [19, tr. 24-25].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)