Bản chất của thỏa ƣớc lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 25 - 31)

Thỏa ước lao động tập thể thể hiện bản chất rõ ràng khi các bên đều có quyền yêu cầu thương lượng và đàm phán để đi đến ký kết bản thỏa ước lao động tập thể. Đây cũng là đặc quyền của người lao động khi được đặt ngang hàng với người sử dụng lao động. Đó chính là thành quả đoàn kết của một tập thể lao động thông qua một tổ chức đại diện - Tổ chức cơng đồn. Có thể nói, thơng qua tổ chức cơng đồn, quyền lợi của người lao động được cải thiện và đảm bảo thực hiện. Bởi cũng chính tổ chức cơng đồn đã mang lại quyền lợi tập thể cho tập thể người lao động. Như vậy, quyền thương lượng và đàm phán ký kết thảo ước lao động tập thể là quyền mang tính tập thể của người lao động trong mọi thời đại.

Cùng với quan điểm trên về bản chất của thỏa ước lao động tập thể. Một số công ước quốc tế như: Công ước số 57 năm 1948 về quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức và công ước số 98 năm 1948 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể của Tổ chức Lao động Quốc tế cũng như pháp luật của một số nước trên thế giới, quyền yêu cầu thượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể được coi một trong những nội dung cơ bản của người lao động bên cạnh quyền thành lập và hoạt động cơng đồn, quyền đình cơng.

Bản chất của thỏa ước lao động tập thể được thể hiện rõ nhất trong các đặc tính vốn có của thỏa ước, đó là tính mềm dẻo của hợp đồng và tính quy phạm của một văn bản pháp lý. Như vậy, bản chất thỏa ước lao động tập thể

là sự kết hợp của hai yếu tố: Tính hợp đồng (tính thỏa thuận) và tính quy phạm của văn bản pháp luật:

- Tính hợp đồng (tính thỏa thuận) của thỏa ước lao động tập thể

Đặc tính này được thể hiện rõ rệt trong bất cứ bản thỏa ước nào được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Vì bất kỳ bản thỏa ước nào thì cũng là kết quả của sự thương lượng, đàm phán và ký kết của các bên. Đây cũng là sự tự do thảo thuận của các bên và cũng là sự tự do ý chí trong việc ký kết thỏa ước. Chúng ta sẽ không thể ký kết thỏa ước nếu như khơng có sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí của các bên. Tuy nhiên, sự tự do trên vẫn nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật đối với các bên về các vấn đề liên quan trong thỏa ước, tiền lương quy định mức tối thiểu và nghĩa vụ quy định mức tối đa về thời gian làm việc. Từ đó các bên thống nhất đi đến một điểm chung vừa đảm bảo quyền lợi của các bên đối với hiện tại của các doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Bên cạnh những vấn đề pháp luật quy định thì các bên có quyền đàm phán thỏa thuận thêm về các vấn đề phúc lợi, chế độ ốm đau. Như vậy, yếu tố tự do thỏa thuận của các bên được đánh giá là quan trọng trong quá trình đàm phán, thương lượng thỏa ước. Vì vậy các cơ quan có thẩm quyền dù muốn thay đổi hay can thiệp vào quá trình của các bên cũng không được, trừ trường hợp một trong những nội dung của thỏa ước vi phạm pháp luật.

- Tính quy phạm của thỏa ước lao động tập thể

Tính quy phạm được thể hiện ở nội dung và hiệu lực của thỏa ước:

Thứ nhất, chúng ta thấy nội dung của thỏa ước lao động tập thể

thường được thể hiện bằng các điều khoản, chúng mang tính chất của một văn bản pháp luật về tính hình thức. Bên cạnh đó, nó được giới hạn bởi chủ thể tham gia ký kết thỏa ước, đó là chủ thể do pháp luật quy định. Pháp luật thường quy định đối tượng tham gia ký kết đó là đại diện tập thể người lao

động - người được tập thể ủy quyền hoặc thay thế và một bên là người sử dụng lao động. Những thỏa ước ký kết không thuộc phạm vi những chủ thể được ký kết trên sẽ bị vi phạm pháp luật và dẫn đến vơ hiệu tồn phần.

Thứ hai, tính quy phạm được thể hiện trong hiệu lực của thỏa ước.

Điều này được thể hiện rõ nét nhất là khi bản thỏa ước có hiệu lực, thì bản thỏa ước đó khơng chỉ có hiệu lực đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp mà nó cịn có hiệu lực đối với người lao động được ký kết sau về sau. Đồng thời tất cả những bản hợp đồng được ký kết cũng phải theo tinh thần của bản thỏa ước để thực hiện. Ngay cả khi những bản hợp đồng được ký trước đó, những quy định của doanh nghiệp trước đó mà trái với thỏa ước thì cũng phải sửa đổi lại cho phù hợp. Về nguyên tắc thì tất cả hợp đồng và quy định của doanh nghiệp phải phù hợp với tất thỏa ước lao động tập thể, những điều khoản nào trong hợp đồng không phù hợp với thỏa ước thì coi là vơ hiệu và mọi quyền lợi của người lao động được giải quyết dựa trên thỏa ước lao động tập thể.

Tóm lại, thỏa ước lao động tập thể là sự kết hợp chặt chẽ giữa sự tự do thỏa thuận của tập thể người lao động với người sử dụng lao động có sự quản lý của nhà nước. Sự kết hợp này mang tính đặc trưng riêng của thỏa ước lao động tập thể mà không giống với bất cứ loại văn bản nào. Hợp đồng lao động có đặc điểm mang tính chất thỏa thuận cá nhân, hiệu lực với người ký kết riêng lẻ. Bên cạnh đó, văn bản pháp lý nhà nước mang tính quy định đơn phương, một bên mang tính bắt buộc thi hành. Thỏa ước lao động tập thể vừa mang tính thỏa thuận vừa mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, tính thỏa thuận được đặt lên hàng đầu. Sự nhất trí càng cao thì sự thành cơng trong việc ký kết thỏa thuận càng lớn và sự thực thi những gì các bên cam kết càng đạt hiệu quả.

Thứ nhất, chủ thể của một bên thỏa ước lao động tập thể bao giờ cũng là tập thể người lao động.

Thỏa ước lao động tập thể ln hiện hữu tính tập thể đúng như tên gọi và bản chất vốn có của nó. Tính tập thể được thể hiện ở đây chính là tập thể người lao động thông qua tổ chức đại diện. Ở các nước khác nhau, tập thể người đại diện cũng có sự quy định khác nhau đó là tổ chức cơng đồn hay ban đại diện tập thể người lao động. Nhưng phố biển hơn cả thì tổ chức cơng đoàn được coi là tổ chức duy nhất đại diện cho tập thể người lao động - tổ chức do người lao động tự nguyện sáng lập theo pháp luật của mỗi nước. Tuy nhiên việc quy định và quan niệm về tổ chức cơng đồn ở mỗi nước cũng khác nhau. Có những nước thừa nhận nhiều tổ chức cơng đồn trong một doanh nghiệp và mỗi tổ chức cơng đồn ấy được đại diện cho mỗi lợi ích khác nhau.

Vì vậy, trong lĩnh vực ký kết thỏa ước lao động tập thể, mỗi tổ chức cơng đồn này đều có quyền thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể ký thỏa ước lao động tập thể với chủ sử dụng lao động. Do đó doanh nghiệp có thể có nhiều thỏa ước lao động tập thể khác nhau. Song, cũng có nước lại chỉ thừa nhận một tổ chức cơng đồn đó mới có quyền thương lượng và ký kết thỏa ước.

Bên cạnh đối tượng tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể là tập thể người lao động, cịn có người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động ở đây có thể là cá nhân, tổ chức nhưng đa số vẫn là các doanh nghiệp. Tùy từng mơ hình doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp tham gia có thể là giám đốc doanh nghiệp tham gia ký kết trực tiếp. Những doanh nghiệp có quy mơ lớn thì họ ủy quyền cho người khác đứng ra thương lượng ký kết thỏa ước.

Bên cạnh đó tùy từng lĩnh vực ngành nghề với quy mơ lớn nhỏ, có thể tự thành lập một tổ chức đại diện cho mình và tổ chức này cũng giống như tổ chức cơng đồn có thể đại diện cho họ trong vấn đề thương lượng, ký kết thỏa ước. Nhiều người sử dụng ngành nghề trong một lĩnh vực hay khu vực nhất định cũng có thể tự thành lập một tổ chức đại diện cho mình và tổ chức này có thể đại diện cho họ trong việc thương lượng, đàm phán, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Ngồi ra có một số trường hợp đặc biệt thì chính phủ có thể đứng ra là chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể với người lao động, và lúc này chính phủ tham gia không phải với tư cách là nhà nước mà là người sử dụng lao động lớn nhất trong cả nước.

Như vậy, chúng ta thấy rõ trong thỏa ước lao động tập thể vì tính chất thương lượng được đưa lên hàng đầu, người lao động có quyền chất vấn, địi hỏi quyền lợi cho mình. Đối với hợp đồng thì người lao động ln rơi vào tình thế bất lợi vì họ buộc phải chấp nhận với những gì mình đã cam kết chưa được thỏa đáng Nhưng đối với tập thể người lao động thì sức mạnh họ ngang bằng với người sử dụng trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Từ đó, quan hệ lao động cũng tốt đẹp hơn giữa giới chủ và thợ trong các doanh nghiệp

Thứ hai, nội dung thỏa ước lao động tập thể bao giờ cũng liên quan đến quyền, nghĩa vụ hoặc lợi ích của cả tập thể người lao động trong từng doanh nghiệp, từng ngành hoặc từng vùng (tùy theo quy mô của thỏa ước được giao kết).

Như chúng ta đã thấy, thỏa ước là sự tự do ý chí về mặt thỏa thuận và thương lượng, chúng khơng có sự sắp đặt của bất kỳ bên nào. Nó chỉ ra đời từ sự bình đẳng, dân chủ và cơng khai của tập thể người lao động. Nếu trong quá trình ký kết khơng tn thủ điều này, thì tất yếu thỏa ước vơ hiệu. Thỏa ước

bên, hạn chế sự xung đột và đảm bảo sự ổn định quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Nội dung của thỏa ước không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của tập thể người lao động mà cịn liên quan đến quyền và lợi ích của tập thể người lao động trong phạm vi doanh nghiệp, ngành nghề và vùng.

Thứ ba, những thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể thường có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Đây chính là đặc điểm rất riêng của thỏa ước lao động tập thể. Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng của mối quan hệ lao động tập thể, dựa trên sự thương lượng giữa các bên. Trong quan hệ này, các bên có quyền đàm phán và thương lượng về các vấn đề được quy định khung trong pháp luật lao động. Mặc dù luật Lao động quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vũ của các bên nhưng đối với người lao động luôn ở vị thế yếu trong mối quan hệ lao động nếu như doanh nghiệp không tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nếu vậy, một cá nhân rất khó có cơ hội để họ thỏa thuận những điều kiện tốt hơn cho bản thân mình.

Thứ tư, thỏa ước lao động tập thể phải được thể hiện bằng hình thức văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể luôn được thể hiện bằng hình thức văn bản vì nó có tính chất của một văn bản pháp quy, được quy định và điều chỉnh của pháp luật Lao động, là cơ sở cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời cũng là căn cứ các bên khi xảy ra tranh chấp và mang tính phổ biến trong phạm vi áp dụng của thỏa ước. Nó cũng là căn cứ xác thực đối với các cá nhân giao kết hợp đồng lao động. Vì vậy, dù người lao động đã ký kết hợp đồng lao đồng ở doanh nghiệp mà vẫn được hưởng các quyền lợi theo thỏa ước.

Bên cạnh đó việc thể hiện bằng văn bản của thỏa ước cịn được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và đồng thời lưu lại làm căn cứ về

việc thực hiện pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời các cơ quan cũng thực hiện được công tác quản lý tình hình lao động của địa phương trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể. Chính vì vậy, sự liên kết trong tập thể người lao động bao giờ cũng đảm bảo quyền lợi cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)