Các luật và văn bản dưới luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 52)

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con

2.1.2. Các luật và văn bản dưới luật

Theo tinh thần của Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 quyền của phạm nhân phải được thể hiện rõ ràng, ghi nhận trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, thể hiện ở các quyền của phạm nhân kể từ khi họ bắt đầu chấp hành án phạt tù tại trại giam đến khi họ chấp hành án xong hoặc đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc được đặc xá. Ghi nhận đầy đủ các quyền của phạm nhân là cơ sở pháp lý quan trọng để quyền của phạm nhân được thực hiện trên thực tế. Trong hoạt động của mình, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các quyền của phạm nhân bằng công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng thể hiện rõ rệt nhất quy định về Quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể:

1. Cá nhân có quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.

3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà khơng chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.

4. Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết; - Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi khơng có ý kiến của người q cố trước khi người đó chết;

- Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết [35].

Bộ luật hình sự từ Điều 93 đến Điều 122 dành hẳn một chương quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Song hành cùng BLHS là BLTTHS cũng quy định rất cụ thể về việc tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù trong suốt quá trình tố tụng hình sự. Đói với người chưa thành niên phạm tội ngoài những quy định riêng nằm trong các chương thì BLTTHS cịn dành hẳn một chương quy định thủ tục tố

tụng với người chưa thành niên phạm tội (từ Điều 301 đến Điều 309). Ngoài ra Luật thi hành án hình sự, Luật Đặc xá cũng dành nhiều chương, điều cụ thể để quy định đảm bảo cho quyền con người được bảo vệ và thi hành nghiêm chỉnh. Các văn bản dưới luật quy định chi tiết hơn về các quyền con người của phạm nhân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Pháp luật thi hành án hình sự hiện hành về bảo vệ quyền của phạm nhân chủ yếu nằm trong chương 37 Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 260 tới điều 263), chương 38,39 (Điều 268 tới điều 271), chương 3 Luật thi hành án hình sự (Điều 21 tới điều 53).

Quốc hội Việt Nam đã thơng qua Luật Thi hành án hình sự tại kỳ họp thứ 7 khóa XII ngày 17/6/2010. Đây là luật thi hành án hình sự đầu tiên trong lịch sử pháp luật thi hành án ở Việt Nam, quy định toàn diện và hệ thống, khắc phục được những hạn chế về các văn bản đơn hành về thi hành án hình sự trước đây. Trên cơ sở pháp lý này, trong thời gian qua hoạt động thi hành án hình sự Việt Nam đã được tổ chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, khoan hồng, nhân đạo, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Cùng với Luật thi hành án hình sự năm 2010 nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn được ban hành hỗ trợ việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng đạt hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền và các chế độ của phạm nhân trong trại giam. Những văn bản hướng dẫn có liên quan trực tiếp đến bảo đảm các quyền của phạm nhân là:

Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ về Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân;

Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ về Quy định

Nghị định 20/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012 của Chính phủ về Quy định

cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự;

Nghị định 09/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012 của Chính phủ Quy định

về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật thi hành án hình sự;

Thơng tư 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 Quy định việc phạm nhân gặp

nhân thân, nhân, gửi thư, nhận tiền, quà, liên lạc điện thoại với nhân thân

Thông tư 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân;

Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP ngày 12/01/2010

Hướng dẫn chế độ lao động, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam;

Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BCA-BYT ngày 09/08/2010Hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, trại viên cơ sở giáo dục, học sinh trường giáo dưỡng tại bệnh viện nhà nước;

Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày

06/02/2012 Hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo

dục công dân, phổ biến thơng tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân;

Thơng tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 13/02/2012

Hướng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân.

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam giai đoạn này chính là sự ra đời của Luật thi hành án hình sự năm 2010. Lần đầu tiên, pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam được luật hóa ở một đạo luật có hiệu lực pháp lý cao, có nhiều quy định liên quan tới quyền con người. Từ cơ sở pháp lý này, quyền của phạm nhân cũng được bảo vệ một cách toàn diện nhất từ trước đến giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)