Một số tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 62)

của phạm nhân và nguyên nhân

Qua các năm số phạm nhân ngày càng tăng lên, các phạm nhân chủ yếu được giam ở trại giam, phân trại quản lý phạm nhân ở trại tạm giam (còn gọi là phân trại giam) và số ít ở nhà tạm giữ.

Bảng 2.2: Thống kê số lượng phạm nhân tại các trại giam ở tỉnh Đắk Lắk

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số

Số lượng

phạm nhân 1.000 1.302 1.133 1.193 1.277 5.905

(Nguồn: Công an tỉnh Đắk Lắk và các Trại giam thuộc Tổng cục VIII Bộ Công an)

Bảng 2.3: Thống kê số lượng phạm nhân tại trại giam Công an tỉnh Đắk Lắk

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số

Số lượng

phạm nhân 120 147 156 161 169 753

(Nguồn: Công an tỉnh Đắk Lắk)

các năm số phạm nhân vẫn có xu hướng tăng lên, khơng chỉ ở trại giam mà cả tăng cả ở phân trại giam, nhà tạm giữ. Điều này cho thấy số lượng người phạm tội ngày càng tăng và tình hình tội phạm rất phức tạp, địi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa đến cơng tác thi hành án hình sự để giáo dục cải tạo phạm nhân có hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo quyền của phạm nhân. Bảng 2 và Bảng 3 đã cho thấy tỷ lệ phạm nhân vào chấp hành án tại các trại giam từ năm

2010 đến năm 2014 có sự gia tăng đáng kể.

Các thành phần phạm nhân cũng rất phức tạp thể hiện qua loại tội, mức án, các phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS, phạm nhân nghiện ma túy, phạm nhân là người nước ngồi.

Về mức án, nhìn chung số phạm nhân có mức án cao trên 20 năm và tù chung thân có tỷ lệ thấp.

Bảng 2.4: Thống kê số lượng các phạm nhân theo thời gian giam giữ

Án phạt Dưới 3 năm Từ 3- 7 năm Từ 7 - 15 năm Trên 15 năm Chung thân Năm 2010 451 285 164 78 22 Năm 2011 634 371 169 101 27 Năm 2012 525 299 193 97 19 Năm 2013 449 392 206 114 32 Năm 2014 536 375 199 139 28 (Nguồn: Công an tỉnh Đắk Lắk)

Phạm nhân là người nước ngồi: Do bất đồng về ngơn ngữ, văn hóa và đa dạng về quốc tịch, một số phạm nhân không chịu khai nhận, khơng có giấy tờ để xác định quốc tịch hoặc có quốc tịch nhưng Đại sứ qn khơng nhận nên gặp nhiều khó khăn trong thủ tục trả tự do [4, tr.2-14].

Do tính chất đặc thù, từ năm 1990 đến nay, thực hiện chế độ nghĩa vụ tại ngũ và chế độ cơng dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, nguồn bổ sung biên chế chủ yếu của lực lượng Cảnh sát trại giam là số công

dân phục vụ có thời hạn (trên 18 tuổi, đã tốt nghiệp PTTH, đăng ký tham gia phục vụ có thời hạn 03 năm), hết hạn phục vụ tại ngũ được chuyển sang chế độ chuyên nghiệp. Mặc dù, sau khi được chuyển sang chế độ chuyên nghiệp sẽ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nhưng nhìn chung do trình độ đầu vào thấp nên mặt bằng trình độ học vấn, cũng như trình độ nghiệp vụ của số cán bộ này còn thấp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình giáo dục, cải tạo phạm nhân (xem bảng 2.4). Phân tích các bảng thống kê cho thấy phần nào thực trạng về trình độ cán bộ ở các trại giam nói chung và thực trạng cụ thể ở các trại giam có phạm nhân người nước ngồi. Số cán bộ chưa qua đào tạo và có trình độ sơ học chiếm tỷ lệ khoảng 50% tổng số cán bộ. Những cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Thực trạng này là một trong những tồn tại lớn, ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân cũng như việc bảo đảm quyền cho họ.

Bảng 2.5: Thống kê trung bình chung hàng năm số lượng và trình độ cán bộ trực tiếp tiến hành công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân

trong Trại giam Đắk Trung từ năm 2010 đến năm 2014

Cán bộ Tổng số cán bộ Sau đại học Đại học Trung học Tốt nghiệp trường ngoài

Ban Giám thị trại giam 06 2 4

CB Giáo dục 55 20 35

CB Quản giáo 60 25 35

CB đội kế hoạch sản xuất 100

2.3.1. Về chế độ giam giữ

Khi thi hành pháp luật về tổ chức giam giữ phạm nhân phân loại theo Điều 27 Luật thi hành án hình sự, ở một số cơ sở chấp hành án phạt tù còn

chưa thực hiện đúng quy định, có trại giam chỉ đánh số buồng giam mang tính hình thức, một số trại giam chưa cập nhật đầy đủ số phạm nhân..

Với việc tổ chức giảm giữ quản lý phạm nhân như vậy đã vi phạm quyền của phạm nhân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phạm nhân, thậm chí để phạm nhân chết [14] như tại trại tạm giam, nhà tạm giữ thành phố Bn Ma Thuột, Krơng Ana, Ea Sup. Vẫn có hiện tượng đánh nhau, cố ý gây thương tích và vi phạm quyền của phạm nhân khác.

Như vậy, trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật thi hành án hình sự, sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan thi hành án chưa kịp thời để ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền của phạm nhân. Những tồn tại này là do vi phạm chế độ giam giữ phạm nhân ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền của phạm nhân trong hoạt động thi hành án hình sự.

2.3.2. Về chế độ ăn

Những vi phạm về chế độ ăn uống của phạm nhân chủ yếu bộc lộ ở việc chưa đảm bảo định lượng, khẩu phần ăn cho phạm nhân theo quy định, chưa phân biệt chế độ ăn giữa các loại phạm nhân. Mặc dù theo số liệu tại Bảng 5 thể hiện về chế độ ăn đầy đủ, nhưng bằng các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn và chuyên gia cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chế độ ăn của phạm nhân.

Bảng 2.6: Chế độ ăn của các phạm nhân

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Đủ X x x x x

Chưa đủ

Qua khảo sát 1.000 phạm nhân [20, tr.53] ở 10 trại giam thuộc Bộ công an quản lý cho thấy có 29,5% số phạm nhân cho rằng tiêu chuẩn ăn hàng tháng chưa được bảo đảm; 5,5% cho rằng tiêu chuẩn ăn đầy đủ và 65% không xác định được ăn như vậy có đảm bảo hay khơng. Cũng qua khảo sát thăm dị

có 67% phạm nhân trả lời thực phẩm cung cấp cho họ là thiếu, chủ yếu thịt, cá mặc dù mỗi tháng chỉ có 1,5kg (cá 800gram, thịt 700gram). Về số lượng đã vậy, song việc tổ chức bữa ăn hàng ngày cũng cịn những thiếu sót như cơm vẫn thỉnh thoảng bị khê, sống, nát, thực phẩm kém chất lượng, vệ sinh chưa đảm bảo,... chưa chia đều thức ăn cho các bữa ăn. Thường các bếp phạm nhân dồn thức ăn nhiều ngày vào một bữa. Ở đây cũng nên nói rằng với tiêu chuẩn thực phẩm chỉ có 1,5kg thịt, cá mà chia đều cho 30 ngày thì mỗi ngày có 50 gram lại chia tiếp cho 2 bữa khơng kể ăn sáng thì mỗi bữa chỉ có 25gram, như vậy tiêu chuẩn về thực phẩm là thấp. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến ở một số trại giam đã xảy ra tình trạng phạm nhân cấu kết với nhau làm reo, nổi loạn đòi yêu sách cải thiện chế độ ăn. Có thể nói rằng đây là vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn về số lượng cũng như công tác kiểm tra, giám sát đối với tiêu chuẩn ăn của họ. Theo tính tốn của Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế thì nhu cầu năng lượng tính theo Kcal/ngày của một người lao động nam từ 18 - 30 tuổi, làm việc nhẹ là 2.300, làm việc vừa là 2.700, làm việc nặng là 3.300, lao động nữ tương ứng là 2.200, 2.300 và 2.600. Mức ăn như đã nêu trên của phạm nhân chỉ đạt 1.919,47 Kcal, thấp hơn nhiều so với nhu cầu năng lượng của người lao động bình thường. Ngồi tiêu chuẩn của Nhà nước, phạm nhân có quyền được ăn thêm do tiền thưởng vượt chỉ tiêu, kế hoạch hoặc tăng năng suất lao động.

2.3.3. Chế độ mặc

Mặc dù theo số liệu tại Bảng 7 thể hiện về chế độ ăn đầy đủ, nhưng bằng các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn và chuyên gia cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chế độ mặc của phạm nhân. Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân vẫn bị vi phạm trên thực tế. Việc chưa cấp phát quần áo, đồ dùng sinh hoạt cho phạm nhân vẫn xảy ra ở một số nơi như năm 2008.

Bảng 2.7: Chế độ mặc của các phạm nhân

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Đủ x x x x x

Chưa đủ

Thực tế cho thấy với quy định như hiện nay thì chế độ mặc của phạm nhân thường bị thiếu. Trong điều kiện ở trại giam chủ yếu là lao động phổ thông: làm công việc đồng áng, khai thác vật liệu xây dựng, trồng rừng và chăm sóc rừng v.v. bên cạnh đó, do đặc thù khí hậu ở nước ta nóng ẩm, chất liệu vải để may quần áo là chất liệu vải thường. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn quần, áo bị rách, sờn hoặc sau một ngày làm việc ngấm mồ hôi, bụi, bẩn phải giặt giũ nếu như thời tiết khơng thuận lợi, gặp mưa thì ngày hơm sau phạm nhân sẽ khơng có quần, áo mặc để đi làm và buộc họ phải mặc quần, áo tự có.

Bên cạnh quần, áo sử dụng hàng ngày thì quần, áo lót, khăn mặt của phạm nhân cũng không đủ dùng,... Qua khảo sát 1.000 phạm nhân các trại giam cho thấy hàng năm số lượng quần, áo lót, khăn mặt chỉ đủ cho phạm nhân dùng trong khoảng 2/3 thời gian theo quy định. Nhiều phạm nhân bị mất quần, áo, khăn mặt nếu gia đình khơng có điều kiện gửi đến hoặc mua thì thời gian cịn lại họ sẽ phải tự tìm thứ khác để làm vật dụng thay thế [43].

2.3.4. Chế độ ở

Tồn tại chủ yếu khi thực hiện chế độ này là nhiều trại giam xuống cấp, quá tải đến đến những quy định về chỗ ở của phạm nhân không được thực hiện, chỗ nằm không đảm bảo, chế độ sinh hoạt không đạt yêu cầu.

Cơ bản các cơng trình xây dựng có một số hạng mục bị xuống cấp, trại thường xuyên phải sửa chữa như: nền nhà sụt lún, hệ thống vệ sinh bị tắc, gạch nền bị vỡ, tường xây bị hỏng. Cơ sở giam giữ của trại tuy đã được quan quan tâm sửa chữa song do xây dựng đã lâu, cơng trình xuống cấp nghiêm trọng dẫn

đến khó khăn trong việc bố trí giam giữ phân loại đúng quy định: phạm nhân là nữ, người nước ngoài, người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (như HIV/AIDS), người thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại tạm giam.

Hiện nay, do nhiều lý do, chủ yếu là số lượng phạm nhân tăng nhanh nên phần lớn các trại giam đều vượt quá quy mô giam giữ, phạm nhân phải ở trong điều kiện chật chội, khơng đủ diện tích chỗ nằm trung bình như pháp luật đã quy định. Qua khảo sát có 38% số phạm nhân cho rằng chỗ ở hiện tại là quá chật chội, không đủ 2m2/1 người,... Chỗ nằm của mỗi phạm nhân, theo quy định của pháp luật là 2m2. Hiện nay, do tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp, số lượng phạm nhân ngày càng tăng, dẫn đến chỗ ở, nơi ngủ rất chật chội, nhiều nơi, trung bình mỗi phạm nhân chỉ được 1m2, có nơi chỉ được 0,8m2.

Trong các buồng giam đều có khu vực vệ sinh riêng biệt (sát buồng giam) đảm bảo kín, hợp vệ sinh. Hiện nay khu vệ sinh trong các buồng giam đã được cải tạo, sửa chữa, đều thiết kế theo hệ thống tự hoại, đảm bảo tốt hơn về mặt vệ sinh. Tuy nhiên, với số lượng phạm nhân trong buồng đông, nhiều nhà giam cũ đã xuống cấp, nơi ở chật hẹp, ẩm thấp, nhiều khi cịn tình trạng thiếu nước, việc đơn đốc, kiểm tra trật tự vệ sinh không tốt, nên chưa đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

Trong các trại giam đều có buồng giam kỷ luật theo mẫu quy định để giam riêng số phạm nhân vi phạm nội quy trại giam, đảm bảo thơng thống, đủ ánh sáng, hợp vệ sinh. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế cho thấy buồng giam kỷ luật phạm nhân ở một số trại giam quá chật chội lại hôi hám, không đủ ánh sáng. Mặt khác phạm nhân ban ngày phải lao động 8h/ngày theo quy định của pháp luật, điều đó dẫn đến tình trạng sức khỏe của phạm nhân bị sa sút nghiêm trọng. Đồng thời với việc ở, chế độ ăn kham khổ,... và khi phạm nhân hết thời gian kỷ luật, sức khỏe thường yếu, phải có một thời gian dài mới có thể hồi phục. Thực tế đã chứng minh, điều kiện sống chật chội không

những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo nên những căng thẳng về mặt tâm lý, con người dễ trở nên bực bội, cáu bẳn, chán chường,... và từ đó nảy sinh những thái độ, hành vi tiêu cực. Do đó, nhà ở và các cơng trình vệ sinh cũng như các yếu tố vật chất khác cần được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu giam giữ và giáo dục [43].

2.3.5. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin

Theo Báo cáo công tác trại giam năm 2010-2014 chế độ đọc báo, nghe đài, vui chơi, giải trí ở một số cơ sở chấp hành hình phạt tù cịn chưa được quan tâm đầy đủ do còn nặng nề về lao động sản xuất, chưa quan tâm đúng mức đến đời sống văn hóa, tinh thần của phạm nhân.

2.3.6. Chế độ chăm sóc y tế

Hoạt động này cịn nhiều thiếu sót, một số trại giam chưa thực hiện khám sức khỏe định kì cho phạm nhân theo Điều 19 Quy chế trại giam. Tại các trại giam này, một số bệnh nhân mặc bệnh hiểm nghèo không được trại giam kịp thời làm thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nên dẫn đến ảnh hưởng đến sực khỏe của phạm nhân.

2.3.7. Chế độ học tập

Chế độ học tập của phạm nhân chưa được thực sự quan tâm, hình thức nghèo nàn, chưa tổ chức dạy xóa mù chữ cho phạm nhân (xem Bảng 2.8). Do cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn thiếu, khơng có giáo viên dạy văn hóa cho nên trại tạm giam khơng tổ chức dạy văn hóa cho phạm nhân được.

Bảng 2.8: Thống kê trình độ học vấn của phạm nhân

Trình độ học vấn Phạm nhân không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp, cao đẳng trở lên Tỷ lệ % 04% 21% 52% 16% 07% (Nguồn: Công an tỉnh Đắk Lắk)

Việc dạy Tiếng Việt cho phạm nhân là người nước ngoài chưa được thực hiện ở nhiều trại giam làm cho nhiều phạm nhân muốn tìm hiểu chính sách pháp luật của Việt Nam nhưng không thể thực hiện được do vốn tiếng Việt quá ít ỏi, làm giảm hiệu quả công tác giáo dục cải tạo cho phạm nhân người nước ngoài. Các phạm nhân người nước ngoài thường tự dạy tiếng Việt lẫn nhau, người vào trước biết trước thì dạy cho người vào sau, mang tính chất "tự giáo dục" và có ảnh hưởng lớn đến các nhu cầu về văn hóa và giải trí như xem ti vi, nghe đài, đọc báo,... Thêm vào đó, nội dung giáo dục, cải tạo cho phạm nhân là người nước ngồi chưa có kế hoạch cụ thể, cũng như chưa sâu sắc, đa dạng, cịn mang tính hình thức. Đội ngũ cán bộ quản giáo tại các trại giam có người nước ngồi có sự hạn chế lớn về ngơn ngữ nước ngồi, kiến thức xã hội, văn hóa, pháp luật trong và ngồi nước khiến cho nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giáo dục phạm nhân, chỉ coi trọng cơng tác quản lý. Chính do sự hạn chế này đã ảnh hưởng đến việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, thái độ cải tạo của phạm nhân dẫn đến không sát sao trong việc giáo dục và đánh giá nhận xét thái độ cải tạo của phạm nhân chưa khách quan, chưa đúng sự thật [44, tr.59-61]. Điều này sẽ tác động ảnh hưởng đến việc xem xét để giảm án cho những phạm nhân người nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)