2.2. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con
2.2.4. Tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, bằng cơng cụ sản xuất để cải tạo và tạo ra những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của mỗi con người và xã hội. Lao động sáng tạo ra chính bản thân con người và xã hội loài người. Lao động để cải tạo thiên nhiên và cải tạo con người.
Đối với phạm nhân, lao động càng có ý nghĩa giáo dục. Phạm nhân lao động 08 giờ/ngày, được nghỉ các ngày lễ, tết, chủ nhật theo quy định chung của Nhà nước. Các nghề chủ yếu nhất hiện nay là làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng, chế biến,... trong đó nhiều nhất vẫn là làm nông nghiệp chiếm khoảng 74,4% tỷ lệ phạm nhân lao động hiện nay. Việc tổ chức cho phạm nhân lao động vừa thể hiện quyền và nghĩa vụ của họ: phạm nhân chấp hành hình phạt tù phải lao động, lao động có kỷ luật và đạt năng suất. Qua theo dõi công tác quản lý, lao động sản xuất ở các trại giam cho thấy đa số phạm nhân tích cực tự giác thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân. Lao động đúng giờ giấc, đảm bảo ngày công lao động và làm việc theo sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách. Đây cũng là những yếu tố tạo nên các quyền lợi khác có liên quan họ được hưởng như: được nhận tiền thưởng, được khen và lưu vào hồ sơ cải tạo. Lao động tốt, tích cực, có kết quả là yếu tố khơng thể thiếu đối với việc nhận xét, xếp loại thi đua để phạm nhân được xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt cũng như xét đề nghị đặc xá.
Trong trường hợp có cơng việc đột xuất, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ và được nghỉ bù. Phạm nhân được phép lao
động ngoài giờ để cải thiện đời sống bản thân. Nữ phạm nhân có thai được nghỉ lao động trước và sau khi đẻ theo quy định chung của Nhà nước.
Kết quả do phạm nhân làm ra đều được nộp vào ngân sách Nhà nước để đầu tư trở lại, mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của trại, thưởng cho cán bộ, chiến sĩ có thành tích trong việc tổ chức quản lý sản xuất, thưởng cho phạm nhân làm công việc nặng nhọc,...
Phạm nhân sản xuất vượt chỉ tiêu, kế hoạch thì trại sẽ sử dụng số vượt chỉ tiêu, kế hoạch này để thưởng cho phạm nhân trực tiếp lao động, cán bộ trực tiếp quản lý có quyền được hưởng thụ một phần sản phẩm do mình làm ra và bổ sung một phần vào quỹ phúc lợi của trại. Phạm nhân được sử dụng số tiền thưởng này để ăn thêm, mua các vật dụng sinh hoạt, giúp đỡ gia đình hoặc gửi lưu ký để sử dụng và nhận lại sau khi ra trại.
Dạy nghề và truyền nghề cho phạm nhân đã và đang được quan tâm. Kết quả, đã đào tạo nghề cho hàng nghìn phạm nhân, trong đó có một số phạm nhân được cấp chứng chỉ nghề, tạo điều kiện cho phạm nhân sau khi chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng sẽ dễ dàng xin được việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống, không tái phạm tội.
Các nghề phổ biến hiện nay là may mặc, mộc dân dụng, xây dựng, thủ cơng mĩ nghệ, gị hàn, cơ khí sửa chữa, điện dân dụng,... Nhiều trại giam có các đội xây dựng phạm nhân với tay nghề rất khá, hoặc có đội phạm nhân chuyên làm nghề chạm khắc, thêu ren, dệt thảm với khối lượng sản phẩm làm ra khá lớn,...