Xác lập cơ chế thanh tra, kiểm tra giám sát để phát hiện kịp thời, xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 84 - 88)

3.2. Bảo đảm sự thực thi của pháp luật

3.2.1. Xác lập cơ chế thanh tra, kiểm tra giám sát để phát hiện kịp thời, xử

xử lý nghiêm minh các sai phạm vi phạm quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Các định của pháp luật về quyền của phạm nhân muốn thực tiễn cuộc sống thì cần có cơ chế giám sát, cơ chế thực hiện và chế tài.

Đối với cơ chế giám sát thì có rất nhiều bộ phận để có thể giam sát. Ngay bản thân phạm nhân cũng có quyền gửi đơn tới những cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi ích của mình. Ngồi ra cịn có sự giám sát của Mặt trận tổ quốc, Viện kiểm sát, cùng cơ quan cấp trên trực tiếp,... Tuy nhiên để thực sự hiệu quả phải đưa ra một hình thức giám sát cụ thể chứ không phải chung chung và khơng ai chịu trách nhiệm chính. Hiện nay tuy có các cơ quan

chức năng có thể giám sát việc thực thi quyền con người trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam song để có một cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính vẫn chưa cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Viện kiểm sát nhiều khi phải được phép của Giám thị trại tạm giam hay trại giam mới được tiếp xúc với phạm nhân. Thực tế cho thấy Viện kiểm sát rất khó chủ động tiếp cận phạm nhân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ hay các diễn biến tình hình thực tế. Thực tế tại Đắk Lắk cho thấy tại cấp tỉnh, kiểm sát viên hàng tuần vào kiểm sát trại tạm giam hầu như rất ít khi được tiếp cận phạm nhân để tìm hiểu, nắm bắt tình hình. Khi tiếp xúc với họ phải được Giám thị trại cho phép. Các cuộc kiểm sát định kỳ 3 tháng, 6 tháng đối với trại tạm giam, trại giam đều phải lên kế hoạch, lịch công tác để trại tạm giam, trại giam chuẩn bị trước. Pháp luật quy định Viện kiểm sát có quyền kiểm sát đột xuất khi có vi phạm pháp luật tại nhà tạm giữ, trại tạm giam hay trại giam. Trên thực tế Viện kiểm sát do khơng thể nắm bắt được cụ thể tình hình nên tồn tiến hành kiểm sát khi vụ việc đã xảy ra hoặc việc vi phạm tại đây đã được xử lý xong.

Do vậy để có cơ chế giám sát hiệu quả việc thực hiện quyền con người phải là cơ quan có năng lực (có chun mơn, có đủ nhân lực, điều kiện vật chất để thực hiện,...) và đảm bảo yếu tố khách quan. Gắn với trách nhiệm thì cũng phải là quyền năng pháp lý và quyền năng thực tế dành cho cơ quan đó để họ thực hiện triệt để hơn.

Cơ chế kiểm tra giám sát rất quan trọng, do vậy để việc thực thi quyền con người đi vào thực tế phải có cơ chế thực hiện, thẩm tra trực tiếp tại chỗ, phải có người thực hiện chính và chịu trách nhiệm. Phải kiểm tra ngay khi những quyền đó đang được thực hiện. Trước đây việc cấp phát công tư trang phụ thuộc vào Tổng cục VIII - Bộ Cơng an. Sau đó Tổng cục đã chủ động cho các Trại giam quyền tự chủ và cấp phát ngay tư đầu năm theo đề xuất của trại giam. Đến năm 2013 việc cấp phát công, tư trang cho phạm nhân được thực

hiện đầy đủ nhưng cấp phát thêm cho phạm nhân vị thành niên theo quy định vẫn còn thiếu. Nguyên nhân là do cán bộ hậu cần trại giam chưa nắm được các quy định này của pháp luật nên chưa kịp mua bổ sung. Như vậy rõ ràng việc cấp phát công, tư trang cho phạm nhân theo chế độ đã không thực hiện làm phạm nhân bị thiệt thòi về quyền lợi mà nguyên nhân là khơng có sự đối chiếu kiểm tra ngay khi thực hiện.

Chế tài thực hiện là những biện pháp để phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi vi phạm hoặc làm sai quy định. Tuy nhiên thực tế xảy ra cho thấy chỉ có những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra thì chế tài mới được áp dụng cịn những hành vi làm sai quy định, khơng đảm bảo các chế độ của phạm nhân thì cho dù đã có văn bản yêu cầu nhưng việc thực hiện hay không thực hiện theo đúng quy định lại khơng có cơ chế ràng buộc. Trong trường hợp Mặt trận tổ quốc (được mời tham gia), Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ khắc phục vi phạm. Nhưng nếu vi phạm đó khơng được khắc phục thì cũng khơng có hành lang pháp lý hay căn cứ pháp luật nào để xử lý,... Các vi phạm đôi khi vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác và thực tế vẫn khơng có cơ quan nào chịu trách nhiệm hay bị ràng buộc vê pháp lý nếu không thực hiện. Cho nên để đảm bảo quyền con người được thực hiện cũng cần phải có một khung pháp lý để ràng buộc về mặt chế tài.

Thi hành án phạt tù là hoạt động tư pháp đặc biệt liên quan nhiều đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của phạm nhân và cá nhân, tổ chức có liên quan. Thi hành án phạt tù là toàn bộ hoạt động quản lý, giam giữ, giáo dục người bị kết án phạt tù tại trại giam được điều chỉnh bởi pháp luật thi hành án phạt tù. Mặt khác hoạt động thi hành án phạt tù là một lĩnh vực nhạy cảm về chính trị rất dễ bị các thế lực bên ngoài lợi dụng. Do vậy việc thanh tra và kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác thi hành án phạt tù

của Giám thị trại giam nói riêng và của Cơ quan thi hành án phạt tù nói chung theo đúng quy định của pháp luật là rất cần thiết, đáng được quan tâm thỏa đáng và phải được tiến hành thường xuyên. Song thực tế những năm qua vấn đề thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi hành án phạt tù ở các trại giam cịn nhiều sơ hở, yếu kém, đơi khi buông lỏng, thiếu thống nhất. Việc kiểm tra, thanh tra chủ yếu được các cơ quan thanh tra cấp trên tiến hành theo sự vụ hoặc theo chuyên đề ở một đơn vị nào đó.

Ngồi cơ chế kiểm tra nội bộ, cần phải có một cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài. Một hệ thống kiểm tra cơ sở giam giữ từ bên ngoài hiệu quả cần phải có ba chức năng:

a) Chức năng phòng ngừa: một chế độ kiểm tra nên phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm các quyền từ bên trong của cơ sở giam giữ. Chức năng này cần được thực hiện bất cứ lúc nào thấy cần thiết mà khơng có sự can thiệp từ chính phủ. Cơ chế thanh tra, giám sát này cần được thẩm quyền vào thăm không báo trước các cơ sở giam giữ và được quyền tiếp cận không giới hạn với các phạm nhân cũng như những tài liệu cần thiết ở trong các khu vực của cơ sở giam giữ;

b) Chức năng cải thiện, phục hồi: cơ quan có thẩm quyền thăm các cơ sở giam giữ cần có thẩm quyền cơng bố những gì họ tìm được, cũng như bình luận và đưa ra các khuyến nghị cho việc cải thiện những vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý cơ sở giam giữ ở cấp độ quốc gia. Công bố về những báo cáo phải không chịu sự giám sát của các bộ ngành và phải có một cơ chế tiếp theo để bảo đảm thực hiện những kiến nghị có hiệu quả.

c) Chức năng xem xét những khiếu nại của phạm nhân: cơ chế giám sát từ bên ngoài nên bao gồm một cơ chế tiếp cận dễ dàng để xem xét bên ngoài và độc lập về những khiếu nại của phạm nhân. Việc tiếp cận tòa án, thường là

một quá trình dài hạn chế bởi sự phức tạp và chi phí cao, khơng thể được coi là đầy đủ để giải quyết vấn đề này [52, p.2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 84 - 88)