1.2. Những nhóm quyền con người của phạm nhân cần được
1.2.5. Quyền liên lạc với bên ngồi, vấn đề giam kín và biệt giam
Con người là một "động vật xã hội" có nhu cầu giao tiếp với đồng loại, việc tước đoạt quyền giao tiếp với những người xung quanh của một cá nhân làm tổn hại tới tinh thần, sức khỏe cũng như phẩm giá của người đó. Hơn thế, việc gặp gỡ hay liên lạc với những người khác có ý nghĩa tạo ra sự minh bạch, hạn chế sự vi phạm các quyền khác của cá nhân.
Trong một số vụ việc khiếu nại chống lại Urugoay, HRC kết luận rằng việc giam cô lập không ai biết đến (incommunicado detention, tức giam kín, khơng có sự liên lạc với bên ngồi, cịn gọi là "giam cấm cố") trong "một vài tháng" là cấu thành vi phạm Điều 10 (1). Thời gian ngắn nhất trong số các vụ đó, trong vụ Arzuaga Gilboa kiện Urugoay, HRC đã kết luận rằng có vi phạm
là 15 ngày. Đến nay, chưa có khiếu nại nào đề nghị HRC đánh giá về thời hạn giam ngắn hơn. Một vụ giam không ai biết đến trong thời gian 8 tháng đã được Ủy ban kết luận là vi phạm Điều 7 (tra tấn, trừng phạt, đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục). Trong vụ Kang kiện Hàn Quốc (878/99), HRC cho rằng 13 năm biệt giam (solitary confinement, giam một mình một phịng), là
"một biện pháp mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cá nhân, cần có sự lý giải nghiêm túc nhất và chi tiết nhất" và đã kết luận việc này cấu thành vi phạm Điều 10 (1). Tuy nhiên, cần chú ý là phán quyết này khơng nhắc gì đến Điều 7, mặc dù thời gian biệt giam rất lâu. Điều đó là bởi đương sự khơng bị giam cơ lập không ai biết đến (incommunicado) và khiếu nại của đương sự chỉ dựa vào Điều 10 (1) chứ không phải Điều 7.
Trong Nhận xét kết luận đối với Đan Mạch (năm 2000), HRC đã đề cập đến biệt giam như sau:
12. Ủy ban đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng biệt giam rộng rãi đối với những người bị giam sau khi kết án, và đặc biệt đối với những người bị tạm giam chờ xét xử hoặc tuyên án. Ủy ban cho rằng biệt giam là một hình phạt hà khắc gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và chỉ có thể biện minh trong những trường hợp nhu cầu khẩn cấp; việc sử dụng biệt giam ngoài những trường hợp ngoại lệ và trong thời hạn nhất định là không phù hợp với khoản 1, Điều 10 của Công ước. Đan Mạch cần xem xét lại việc áp dụng biệt giam và bảo đảm rằng phương thức này chỉ được áp dụng trong những tình huống cấp thiết.
Phần lớn tính "vơ nhân đạo" của biệt giam và việc giam cô lập không ai biết đến xuất phát từ việc người bị giam không thể liên lạc với thân nhân ở bên ngồi. Tầm quan trọng của liên lạc với gia đình và bạn bè bên ngoài được làm rõ trong vụ Angel Estrella kiện Urugoay (mã số 74/80). Vụ việc này liên
quan đến việc kiểm duyệt thư của tù nhân, mặc dù HRC thừa nhận rằng việc áp dụng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt thư từ của các tù nhân là bình thường. Tuy nhiên, HRC nhấn mạnh:
…Điều 17 của Công ước quy định rằng "không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào thư tín của mình". Điều này địi hỏi rằng các biện pháp giám sát và kiểm duyệt đó phải đáp ứng những bảo đảm pháp lý chống lại sự áp dụng tùy tiện,... Hơn thế, mức độ áp dụng phải phù hợp với các tiêu chuẩn về đối xử nhận đạo đối với người bị giam theo yêu cầu tại Điều 10 (1) của Công ước. Đặc biệt, các tù nhân cần được cho phép liên lạc, dưới sự giám sát, với gia đình và bạn bè của họ theo định kỳ bằng thư tín cũng như bằng các chuyến thăm.
Tương tự, hành động từ chối việc gửi thư cho gia đình của tù nhân cũng bị coi là vi phạm Điều 10 (1), theo như kết luận của HRC đưa ra trong vụ
Kulomin kiện Hungary (mã số 521/92).
Về tiếp xúc với thế giới bên ngoài, QTTCTT quy định tù nhân phải được phép tiếp xúc với gia đình và bạn bè tốt của họ vào những thời gian thường lệ, cả bằng thư từ lẫn thăm viếng, dưới sự giám sát cần thiết (đoạn 37).
Tù nhân là người nước ngoài phải được tạo điều kiện thuận lợi một cách thỏa đáng để tiếp xúc với các đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia của tù nhân đó. Tù nhân là cơng dân của một quốc gia khơng có đại diện ngoại giao hay lãnh sự ở quốc gia giam giữ và là người tỵ nạn hay người khơng có quốc tịch phải được phép tiếp xúc với đại diện ngoại giao của quốc gia chịu trách nhiệm về quyền lợi của họ hay với bất kỳ cơ quan quốc gia hay quốc tế nào có nhiệm vụ bảo vệ những người như vậy (đoạn 38).
Tù nhân phải thường xuyên được biết những tin tức quan trọng thông qua việc đọc báo, tạp chí định kỳ hay những ấn phẩm đặc biệt của nhà tù,
thông qua nghe đài, diễn thuyết hay bất kỳ biện pháp tương tự nào do ban quản lý nhà tù cho phép và kiểm soát (đoạn 39).