3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù
3.1.2.1. Vấn đề cho phép luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân trong giai đoạn thi hành án
Hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả của công tác thi hành án phạt tù. Với hệ thống pháp luật hoàn thiện tức là đảm bảo việc thể chế hóa chính sách của Đảng, của Nhà nước về tổ chức và nhiệm vụ, quyền năng và trách nhiệm các chủ thể trong lĩnh vực thi hành án phạt tù nói riêng và thi hành án hình sự nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả nhận thấy hiện nay, Bộ luật Hình sự, tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự khơng quy định về ngun tắc cũng như các Điều luật cụ thể, không đề cập đến vấn đề tham gia của Luật sư trong giai đoạn thi hành án phạt tù.
Theo quy định của Điều 56, 58 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Luật sư, người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì Luật sư có mặt từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra,... Luật sư có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vơ tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Vấn đề ở đây là quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù ở trại giam, Luật sư có được tham gia bảo vệ hay không ? Tranh luận về sự tham gia của Luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân cịn có hai quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, việc quy định của pháp luật dừng lại ở mức độ cho Luật sư chỉ tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là đủ. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân thuộc về các cơ quan tổ chức thi hành án phạt tù. Vậy cụ thể là cơ quan nào ? Được quy định ở những văn bản quy phạm pháp luật nào ? Thực ra nó mới chỉ được đề cập ở những văn bản đơn lẻ và chủ yếu là "tự bảo vệ" của phạm nhân thể hiện qua quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát thi hành án phạt tù phát hiện mà thôi. Tác giả cho rằng thi hành án hình sự trong đó thi hành án phạt tù là một giai đoạn tố tụng hình sự Việt Nam. Phạm nhân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng bị quản lý tham gia giai đoạn này. Do vậy như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngoài việc tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, phạm nhân phải có quyền mời Luật sư bảo vệ cho mình theo Hiến pháp và pháp luật. Việc cho phép và đảm bảo Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân không chỉ mở rộng những nguyên tắc dân chủ trong cơng tác thi hành án hình sự mà cịn nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tổ chức thi hành án phạt tù ở các trại giam hiện nay, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. nhằm bảo đảm quyền hợp pháp cho phạm nhân.
Ở nước ta trong những năm qua công tác tổ chức thi hành án phạt tù đã đạt được nhiều kết quả đáng được ghi nhận. Các quyền hợp pháp của phạm nhân được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo trên thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến phạm nhân yên tâm chấp hành án, tình hình phạm nhân vi phạm nội quy trại giam, phạm nhân trốn trại giảm hẳn, tình trạng phạm nhân ốm đau, suy kiệt cơ bản được
chấm dứt. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng phạm nhân đánh phạm nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm phạm nhân, khơng thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với phạm nhân vẫn cịn. Vai trị của Luật sư trong giai đoạn thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng là vấn đề rất cần thiết được quan tâm, để thi hành các hình phạt bổ sung, giải quyết các vấn đề dân sự liên quan trong vụ án và đảm bảo tôn trọng quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân, của những người, cơ quan liên quan đến vụ án; đồng thời pháp luật cũng được thực sự nghiêm minh.
Chúng tôi cho rằng với xu hướng phát triển của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế trong điều kiện hiện nay rất cần thiết việc pháp luật hình sự nên
có quy định cho phép luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân trong giai đoạn thi hành án. Điều này sẽ tạo cơ chế bảo đảm tốt hơn
các quyền con người của phạm nhân.
3.1.2.2. Đổi mới cơ chế pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của phạm nhân
Việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân chỉ có thể được thực hiện nghiêm khi các thủ tục tiếp nhận, giải quyết khiếu nại được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật thi hành án phạt tù. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân cũng như trách nhiệm của các ban ngành trong việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của phạm nhân được quy định như sau:
Người chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp quân khu, Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
Người chấp hành án và mọi cơng dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền; được u cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ và bút tích của mình.
Như vậy hiện nay, thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo của phạm nhân thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.
Cũng theo các quy định của pháp luật thi hành án hình sự thì: “Phạm nhân
được gửi mỗi tháng 02 lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận”.
Vậy, thư của phạm nhân theo quy định phải kiểm duyệt còn đơn thư khiếu nại, tố cáo (có trường hợp hình thức bên ngoài là thư, nội dung bên trong là đơn thư khiếu nại, tố cáo) thì sao, có phải kiểm duyệt hay khơng và nếu phải kiểm duyệt thì ai là người kiểm duyệt ? Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra cho công tác quản lý, giáo dục phạm nhân hiện nay.
Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đề xuất sửa đổi pháp luật thi hành án hình sự theo hướng xác định trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (lần đầu) của phạm nhân chính là Giám thị trại giam:
Giám thị trại giam trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho phạm nhân có khiếu nại, tố cáo biết; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (lần 2) hoặc việc tố cáo tiếp của phạm nhân.
Đối với quyền về khiếu nại, tố cáo, phạm nhân cần có cơ hội để thực hiện quyền này đối với chủ thể quản lý cơ sở giam giữ, cũng như chủ thể có thẩm quyền khác. Nếu những khiếu nại này bị từ chối hoặc bác bỏ thì phạm nhân có quyền kháng cáo lên cơ quan có thẩm quyền độc lập. Thậm chí những người nhà của phạm nhân nếu họ có u cầu thì cơ quan có thẩm quyền độc lập này cũng cần phải quan tâm nếu họ cho rằng những quyền của phạm nhân bị xâm phạm bởi những người quản trị cơ sở giam giữ [56].