Hoàn thiện pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 78 - 80)

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự

3.1.1.1. Tội phạm hóa hành vi tra tấn. Mặc dù Bộ luật Hình sự hiện đã

có hai tội danh là tội bức cung và tội dùng nhục hình, nhưng các tội này rõ ràng chưa bao trùm hết nội hàm của hành vi tra tấn theo định nghĩa rất rộng nêu trong Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc. Như vậy, để phòng chống tra tấn, điều đầu tiên và rất quan trọng cần làm là nghiên cứu bổ sung hệ thống các tội danh về vấn đề này trong Bộ luật Hình sự, trong đó nhất thiết cần quy định thêm tội tra tấn và đưa ra những định nghĩa cụ thể về các hành vi tra tấn phù hợp với những tiêu chuẩn liên quan của pháp luật quốc tế. Bên ca ̣nh đó hình phạt đối với tội tra tấn phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi . Cần phải nhâ ̣n thức rằng, hâ ̣u quả của tra tấn không chỉ là gây thương tích như hâ ̣u quả trong các tô ̣i xâm pha ̣m sức khỏe thơng thườn g, mà đó là những “đau đớn nghiên tro ̣ng về cả thể chất và tinh thần” , chính vì thế hình phạt đối với hành vi tra tấn phải phản ánh mức độ nghiêm trọng của tra tấn , có thể tham khảo pháp luật hình sự của một số nước khi quy đi ̣nh hình pha ̣t đới với hành vi tra tấn, ví dụ như đối với Canada hình phạt cho hành vi tra tấn có thể lên đến 14 năm tù (Điều 269 Bô ̣ l ̣t hình sự Canada); đới với Colombia, hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, bên ca ̣nh đó có thêm các hình pha ̣t tiền kèm theo (Điều 178 Bô ̣ luâ ̣t hình sự Colombia ); hành vi tra tấn cịn có thể bị áp dụng hình phạt chung thân theo Điều 206 Bơ ̣ l ̣t hình sự California (thâ ̣m chí Bô ̣ luâ ̣t hình sự California không yêu cầu phải bằng chứng về hâ ̣u quả chứng tỏ na ̣n nhân đã bi ̣ chịu đựng những đay đớn của tra tấn) [49, tr.108].

3.1.1.2. Bổ sung tội danh "Chống lại việc thực hiện nội quy trại giam"

Trong những năm gần đây, số lượng phạm nhân bị kết án đưa vào các trại giam tăng nhanh, tính chất và hành vi phạm tội của phạm nhân cũng rất đa dạng, phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều so với thời gian trước đây. Số phạm nhân có biểu hiện chống đối, biểu tình, làm reo, gây bạo loại và bắt cóc con tin trong trại giam cũng đã xuất hiện, thậm chí có nhiều trường hợp phạm nhân có biểu hiện "thích" quấy rối, vi phạm kỷ luật, vi phạm nội quy trại giam nhiều lần, một cách công khai,... Các hành vi này về ý thức chủ quan và khách thể đã cấu thành một tội phạm mới, có tính chất đặc trưng và hay xảy ra tại các trại giam hiện nay. Nếu chỉ xử lý bằng các hình thức kỷ luật như hiện nay khơng có tác dụng trừng phạt và giáo dục phạm nhân. Việc gây mất an ninh trại giam và an ninh, an toàn cho các phạm nhân khác sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền của các phạm nhân.

Để đề phịng, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm này, tác giả đề xuất cần bổ sung thêm vào Bộ luật Hình sự tội danh

"Chống lại việc thực hiện Nội quy trại giam". Với tội danh mới này, các phạm

nhân chống đối quá khích sẽ buộc phải thận trọng hơn khi tiến hành các hoạt động chống đối. Những đối tượng lừng chừng cầu an khơng dễ gì mạo hiểm tham gia chống đối để phải chịu một hình phạt mới. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho phép chúng ta xây dựng tập thể phạm nhân lành mạnh về mặt chính trị, bảo vệ tốt hơn an ninh trại giam cũng như củng cố thêm quyền được bảo đảm an ninh của phạm nhân.

3.1.1.3. Nghiên cứu cải tiến các thủ tục tố tụng hiện hành, kể cả nghiên

cứu đặt ra các thủ tục tố tụng đặc biệt nếu cần thiết để bảo đảm các hành vi tra tấn sẽ được điều tra, truy tố và xét xử một cách nhanh chóng và nghiêm minh. Điều này là bởi cũng như ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới , thủ phạm của hành vi tra tấn ở Việt Nam thường là những người tiến hành tố tụng, trong khi

việc điều tra, truy tố và xét xử cũng do các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành nên không thể tránh khỏi những trường hợp cố ý trì hỗn, bao che cho những kẻ vi phạm. Đồng thời nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền được bảo vệ của các nạn nhân và nhân chứng của hành vi tra tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)