Những Tịa án có thẩm quyền tạo ra án lệ trong hệ thống Civil Law

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 58 - 60)

- Sự viện dẫn tham khảo án lệ của pháp luật nước ngồi khơng có giá trị bắt buộc Khi cần tìm kiếm những giải pháp pháp lý trong pháp luật

2.2.2. Những Tịa án có thẩm quyền tạo ra án lệ trong hệ thống Civil Law

Civil Law

Ở Pháp, hệ thống tòa án được chia thành hai nghạch là Tòa án Tư

pháp và Tịa án Hành chính, trong đó chỉ có những tịa án cấp cao nhất của hai hệ thống tịa án này mới có thẩm quyền tạo ra án lệ. Tòa phá án là tòa án cấp cao nhất của nghạch Tịa án Tư pháp, có vai trị quan trọng trong việc tạo ra án lệ thông qua chức năng giám đốc thẩm (chức năng phá án) của nó. Những án lệ của Tịa Phá án tạo ra có giá trị rất quan trọng trong việc bổ sung những khoảng trống, giải thích những điểm chưa thực sự rõ ràng của các vấn đề dân sự, thương mại trong pháp luật của nước Pháp [17].

Tịa Hành chính tối cao của Pháp còn được gọi là Hội đồng nhà nước. Những án lệ của tòa án này là thực sự đã đóng góp vai trị rất quan trọng trong sự phát triển luật hành chính ở Pháp. Về ngun tắc, khơng có quy định bắt buộc tịa án cấp dưới phải tuân theo án lệ của Hội đồng nhà nước nhưng sự tơn trọng và đề cao vai trị của các án lệ của Hội đồng nhà nước đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa pháp lý ở Pháp.

Ở Cộng hòa Liên bang Đức, khơng phải mọi tịa án đều có thẩm

quyền tạo ra án lệ. Thẩm quyền tạo ra án lệ chỉ thuộc về những tòa án cấp cao nhất trong hệ thống tòa án liên bang. Đối với hệ thống tòa án nước Đức, Tòa án Hiến pháp Cộng hịa Liên bang Đức có thẩm quyền cao nhất và nó được coi là tịa án duy nhất ở Đức có thẩm quyền tạo ra các án lệ mang tính bắt buộc được đảm bảo bằng những quy định của Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức và Luật Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức. Điều 31 của Luật Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức quy định: "Các quy định của Tòa án Hiến pháp Liên bang có hiệu lực bắt buộc với các cơ quan của chính quyền liên bang và các tiểu bang cũng như tất cả nhưng Tòa án và các cơ quan nhà nước khác". Hơn nữa, chính Tịa án Hiến pháp cộng hòa Liên bang Đức đã cho phép các tòa án trong quá tình xét xử được sử dụng nhiều loại nguồn luật khác nhau, trong đó bao gồm cả các án lệ, thay vì chỉ thừa nhận một nguồn luật VBQPPL. Tòa án Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức thừa nhận rằng, thuật ngữ "luật" trong Hiến pháp không phải là cố định, mà luật có thể được hiểu theo nghĩa chính thức và nghĩa thực tế. Vì vậy, có thể chấp nhận được việc án lệ đã được viện dẫn đến trong quyết định của các tòa án của nước Đức [2, tr. 63].

Ở Nhật Bản, thông thường thì những bản án và quyết định của tịa án

cấp cao hơn thường được xem là "án lệ", đặc biệt là những bản án, quyết định của Tòa án tối cao, vì có "hiệu quả pháp lý nhất định" đối với tòa án cấp dưới [11]. Tuy nhiên, có trường hợp khơng chỉ các bản án và quyết định của tịa án cấp dưới đều có thể trở thành "án lệ"; bởi vì khi một tịa án cấp dưới ra một bản án nhất định đối với một vấn đề quan trọng về mặt xã hội nhưng chưa có bất kỳ một bản án nào trước đó giải quyết; bản án này sẽ thu hút sự chú ý của xã hội như là một bản án quan trọng của cơ quan pháp luật Nhà nước và các tòa án khác khi giải quyết một vấn đề tương tự có thể tham khảo bản án đó.

Pháp luật Nhật Bản khơng có quy định nào về nghĩa vụ của thẩm phán thuộc tòa án cấp dưới buộc phảo tuân theo án lệ. Vì thế, các thẩm phán của

tịa án cấp dưới khơng tn theo những án lệ một cách mù quáng mà họ xem xét án lệ với quan điểm phê bình và theo đuổi những cách giải quyết phù hợp nhất đối với vụ án mà họ xử lý.

Trong hệ thống tòa án của Liên bang Nga, theo Hiến pháp, các quyết

định của Tòa án Hiến pháp là các tiền lệ pháp lý. Chúng tạo nên nội dung chính của một đạo luật có tính chất ràng buộc, mà các tịa án khác bắt buộc phải tuân theo [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)