Thay đổi và bãi bỏ án lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 98 - 100)

- Sự viện dẫn tham khảo án lệ của pháp luật nước ngồi khơng có giá trị bắt buộc Khi cần tìm kiếm những giải pháp pháp lý trong pháp luật

3.3.7. Thay đổi và bãi bỏ án lệ

Về mặt nhận thức có thể thấy rằng, án lệ dù được coi là một nguồn luật bắt buộc hay chỉ có giá trị tham khảo thì nó cũng có đặc điểm như pháp luật ở chỗ, án lệ có thể bị thay đổi và bãi bỏ. Có thể nói, án lệ chính là biểu hiện sinh động của thực tiễn pháp lý. Vì vậy, án lệ sẽ khơng cứng nhắc mà nó cần được nhận thức linh hoạt và uyển chuyển theo thực tiễn khách quan của đời sống pháp luật.

Thực tiễn về áp dụng án lệ trong hệ thống Common Law và Civil Law cho thấy, án lệ khơng bất biến. Án lệ có thể bị thay đổi, bổ sung để pháp luật ngày càng hồn thiện. Đây là một khía cạnh quan trọng mà các thẩm phán của nước ta cần lưu ý khi tiếp cận và sử dụng án lệ.

Bãi bỏ án lệ chính là sự thay đổi mang tính phủ định đường lối xét xử của án lệ cũ trên cơ sở Tòa án thiết lập một án lệ mới. Chúng ta nên thừa nhận những trường hợp án lệ có thể bị bãi bỏ ở Việt Nam theo một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất, án lệ có thể bị bãi bỏ bởi luật do Quốc hội ban hành. Thực

tiễn thì việc Quốc hội ban hành luật để thay đổi, bổ sung luật cũ hoặc quy định những vấn đề mới sẽ có thể làm thay đổi những án lệ dựa trên các nguồn luật đã bị sửa đổi. Việc nhận thức án lệ bị bãi bỏ trong trường hợp này thuộc về trách nhiệm của thẩm phán. Sẽ là khơng thuyết phục và ít có ý nghĩa khi các thẩm phán viện dẫn những án lệ đã bị phủ định bởi các văn bản pháp luật mới.

Thứ hai, án lệ có thể bị bãi bỏ bởi chính tịa án đã thiết lập ra án lệ. Có

thể nói, nếu chúng ta quan niệm một số quyết định giám đốc của Hội đồng thẩm phán TANDTC là án lệ có vai trị định hướng áp dụng pháp luật thống nhất thì những án lệ này chỉ có thể bị bãi bỏ bởi chính Hội đồng thẩm phán TANDTC trong các vụ việc tương tự nảy sinh trong tương lai. Trường hợp này, cần phân biệt với những trường hợp án lệ có thể bị bãi bỏ theo "Thủ tục

đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao". Việc nhận diện án lệ bị bãi bỏ thông qua thực tiễn xét xử các vụ việc tương tự nảy sinh sau khi án lệ được thiết lập là một vấn đề rất quan trọng.

Hoạt động phân tích, bình luận các bản án sẽ chỉ ra những án lệ nào được coi là bị bãi bỏ thông qua thực tiễn xét xử của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Thứ ba, việc bãi bỏ án lệ có thể nhận thấy rõ nhất đối với những

trường hợp: giả sử một quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC được coi là án lệ và sau đó nó bị hủy theo "Thủ tục đặc biệt xem xét

lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao". Quan điểm

của tác giả cho rằng, đây là trường hợp bãi bỏ án lệ mang tính đặc trưng trong pháp luật Việt Nam hiện nay so với các nước khác. Trong trường hợp này, chúng ta nên hiểu rằng, một án lệ của TANDTC có thể bị bãi bỏ trong trường hợp khơng cần phải có một vụ việc tương tự nảy sinh sau khi án lệ được thiết lập. TANDTC có thể tự mình bãi bỏ một án lệ theo "Thủ tục đặc biệt xem xét

lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)