Common Law
Thực tiễn áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước hình thành trên cơ sở truyền thống Thông luật cho thấy việc hiểu thấu đáo khái niệm án lệ và sự vận dụng nó trong thực tiễn xét xử phụ thuộc vào những vấn đề mang tính kỹ thuật trong áp dụng án lệ gồm: (1) Trong những bản án thì phần nào được coi là có giá trị án lệ bắt buộc; (2) Việc phân biệt án lệ trong áp dụng đối với các vụ việc cụ thể (precedent can be distinhguishable); (3) Giá trị của án lệ gắn với thứ bậc của Tịa án tạo ra nó; (4) Cách viện dẫn án lệ chỉ có giá trị tham khảo thay vì án lệ có giá trị bắt buộc trong các bản án; (5) Sự lập luận hợp lý của thẩm phán trong án lệ (legal reasoning); (6) Cách đọc và phân tích nội dung của các án lệ; (7) Cách viện dẫn án lệ trong những bản án; (8) Những ý kiến bất đồng có thể được cơng bố trong các án lệ [2, tr. 56].
Đối với những thẩm phán, luật gia, luật sư được đào tạo trong môi trường văn hóa pháp lý thơng luật thì những kiến thức mang tính kỹ thuật trong việc nhận diện và vận dụng án lệ đã được thẩm thấu trong tư duy pháp lý của họ ngay từ khi họ được đào tạo luật. Những kỹ năng trong việc phân tích, sử dụng án lệ gắn với các vấn đề thuộc về mặt kỹ thuật của án lệ sẽ thẩm
thấu trong tư duy pháp lý của các luật gia và thẩm phán ở những nước trong hệ thống Common Law qua thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu và vận dụng thực tế pháp luật của họ. Rõ ràng, đối với những luật gia không được đào tạo trong môi trường văn hóa pháp lý của những nước Thơng luật thì những vấn đề thuộc về yếu tố mang tính kỹ thuật khi tiếp cận với án lệ luôn là một cản trở để họ có thể hiểu về học thuyết án lệ trong hệ thống Common Law.
Những hiểu biết mang tính khái qt, bề ngồi, đại khái có thể tạo ra những nhận xét không thật đầy đủ về những quan điểm tích cực và hạn chế của việc áp dụng và sử dụng án lệ trong các nước theo hệ thống Common Law. Chẳng hạn, các luật gia của nước Dân luật thành văn có thể cho rằng việc áp dụng án lệ sẽ tạo ra sự tùy tiện trong xét xử đối với các tịa án của các nước Thơng luật. Điều này có thể xảy ra đối với các thẩm phán ở các nước Thông luật khi họ bỏ qua sự lưu ý và ràng buộc bởi các án lệ. Tuy nhiên, thật không dễ để các thẩm phán thơng luật, nhất là các thẩm phán của các tịa án cấp sơ thẩm có thể tự do lựa chọn các giải pháp pháp luật cho vụ việc mà họ xét xử khi họ không căn cứ vào luật và án lệ có liên quan.
Có thể nói rằng, các thẩm phán của các nước Thơng luật khơng thể có được sự tùy tiện trong xét xử, bởi vì họ ln bị ràng buộc bởi các yếu tố mang tính kĩ thuật khi vận dụng án lệ. Lập luận trong bản án của các thẩm phán trong Thông luật, đặc biệt là cấp tịa án phúc thẩm ln được dựa trên các cơ sở đầy đủ nhất, kỹ càng nhất, chặt chẽ, chính xác nhất nếu có thể. Bởi vậy, trong bản án của các tòa phúc thẩm và cấp tối cao ở các nước Thông luật thường rất dài. Điều này có thể gây khó chịu cho người đọc (nhất là các luật gia của các nước theo hệ thống Civil Law) nhưng đây là một đặc trưng trong văn hóa xét xử của các nước Thơng luật. Trong nhiều trường hợp, nếu chúng ra đọc các bản án của Tòa án tối cao Mỹ, Tòa án tối cao Vương quốc Anh thì cảm giác như chúng ta tiếp cận với một cơng trình nghiên cứu luật học cho một vấn đề pháp lý mà thẩm phán đã bày tỏ ý kiến trong bản án. Đặc biệt với những bản án có thể hiện quan điểm bãi bỏ các án lệ cũ để đi đến thiết lập
những án lệ mới thì phần lập luận của bản án càng trở nên quan trọng vì vậy nó cần được thể hiển rất chi tiết và đầy đủ cơ sở pháp lý.