Tịa án cấp dưới có nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 44 - 46)

Để đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử, đảm bảo tính đúng đắn về chun mơn nghiệp vụ cũng như thể hiện sự tôn trọng phán quyết của tịa án cấp trên thì tịa án cấp dưới có nghĩa vụ áp dụng những bản án đã được tun của tịa án cấp trên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể của mình. Dưới góc độ thực tiễn pháp luật, để hiểu được mối quan hệ này, thì trước tiên người ta phải thấu hiểu về cấu trúc và thứ bậc của hệ thống tòa án trong mỗi hệ thống pháp luật là vô cùng quan trọng. Về nguyên tắc, trong mỗi hệ thống pháp luật thì án lệ của tịa án cấp trên sẽ có giá trị ràng buộc đối với tòa án cấp dưới. Theo mối quan hệ này thì án lệ của tịa án cấp cao nhất (Tịa án tối cao) sẽ có giá trị ràng buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới.

Rupert Cross, một nhà nghiên cứu về án lệ đã hệ thống ba quy tắc cơ bản về mỗi quan hệ giữa các tòa án trong hệ thống tòa án của Vương quốc Anh liên quan đến sự tuân thủ án lệ như sau:

Rule 1 (Quy tắc 1): Tất cả các tòa án phải lưu ý đến án lệ có liên quan đến các vụ án trong hoạt động xét xử; Rule 2 (Quy tắc 2): Tất cả các tòa án cấp dưới phải tuân thủ án lệ của các tòa án cấp trên trong hệ thống tòa án; Rule 3 (Quy tắc 3): Các tòa án phúc thẩm nhìn chung bị ràng buộc bởi chính án lệ của nó trong hoạt động xét xử [76].

Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, các tòa án cấp dưới của liên bang và các Tịa án của bang có nghĩa vụ tn thủ các quyết định trước đây của Tòa án tối cao Lên bang. Các phán quyết của tòa án phúc thẩm khu vực của liên bang mang tính bắt buộc tuân theo đối với các tòa án cấp dưới nằm trong lãnh thổ khu vực đó chứ khơng ràng buộc các tịa án khu vực khác. Tương tự, các tòa án cấp trên chỉ có giá trị ràng buộc đối với các tịa án cấp dưới của bang mà thơi.

Tại Úc, khái niệm án lệ chính thức được đưa ra ở Úc là vào đầu thế kỷ XIX trong vụ án MIREHOUSE kiện RENNEL năm 1833 do thẩm phán Parke J đề cập trong bản án. Cũng như ở Anh, tại Úc, tịa án cấp dưới có nghĩa vụ phải tuân theo các phán quyết trước đây của tòa án cấp trên, cụ thể là Tòa án tối cao của bang phải tn theo phán quyết của Tịa Tồn phần (Full Court) hoặc Tòa Phúc thẩm hoặc Tịa Phúc thẩm Hình sự, các tịa án này phải tuân theo phán quyết của Tòa án tối cao Liên bang (High Court) . Trong trường hợp tòa án cấp dưới khơng đồng tình với phán quyết của tịa án cấp trên thì vẫn phải tn thủ tịa án cấp trên nhưng có thể nhận định: nếu khơng phải tn thủ tịa án cấp trên thì có thể xét xử theo hướng khác, vì lý do… việc nhận định này sẽ giúp tòa án cấp trên xem xét lại quyết định của mình. Trong thực tiễn tịa án của Úc có thể dẫn chiếu bản án của Tịa án tối cao Vương quốc Anh, nhưng việc dẫn chiếu này chỉ mang tính tham khảo, khơng có tính ràng buộc. Khi phát hiện bản án của tịa án cấp dưới có vi phạm pháp luật thì tịa án cấp trên sửa lại hoặc giao cho tòa án khác giải quyết lại. Đây là dấu hiệu đặc trưng khác với trình tự xét xử của Việt Nam [2, tr. 49].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)