Sơ đồ hệ thống thu gom – vận chuyển – xử lý chất thải rắn, CTNH

Một phần của tài liệu 20220525 - NUTRIBIZ - GPMT - QT (Trang 154 - 158)

a. Chất thải rắn sinh hoạt

CTR sinh hoạt được chứa trong các thùng nhựa 60-120 lít có nắp và được bố trí bên trong nhà xưởng, văn phịng làm việc, dọc hành lang, căn-tin,…. Vào cuối ngày làm việc, nhân viên mang các túi nylon chứa rác sinh hoạt về nhà chứa chất thải rắn của nhà máy và chứa trong khu vực dành cho chất thải sinh hoạt. Diện tích kho chứa là 40,3 m2. Về phía Bắc của nhà máy

Đối với các loại chất thải phát sinh từ văn phòng như: giấy vụn, tài liệu, thùng giấy… được thu gom tách riêng và bán tái chế. Đối với chất thải sinh hoạt khác như thực phẩm thừa, các loại không thể tái chế… sẽ được thu gom hàng ngày và chuyển cho đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý.

b. Chất thải rắn công nghiệp thông thường.

- Chất thải sản xuất không nguy hại: được thu gom và đưa về chứa trong kho chứa chất thải rắn của nhà máy.

Chất thải rắn, CTNH

CTR sản xuất không nguy hại

CTR sinh hoạt CT nguy hại

Thu gom, xử lý bởi đơn vị có

chức năng

Nhà chứa rác Phân loại, thu gom Phân loại, thu gom

Vị trí tập trung

Thu gom, xử lý bởi đơn vị chức năng hoặc bán

phế liệu

Chuyển giao cho đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý Vị trí tập trung

- Kho được dán nhãn Khu vực chứa chất thải cơng nghiệp khơng nguy hại. Kho chứa có mái che, có tường che chắn xung quanh tránh nắng, mưa khơng để chất thải phát tán. Diện tích khu vực chứa trong nhà rác là 54 m2.

c. Chất thải nguy hại

- Thành phần chất thải nguy hại: bao gồm pin, ắc quy, giẻ lau, bao tay nhiễm dầu, dầu nhớt thải từ q trình bảo trì máy móc, chai lọ chứa hóa chất, … được thu gom và phân loại theo mã màu đã thiết lập và lưu trong các thùng chứa có nắp đậy và dán nhãn thích hợp nhằm ngăn ngừa rị rỉ và trộn lẫn các loại chất thải trong quá trình lưu giữ và vận chuyển chất thải;

- Nhà máy sẽ sử dụng bóng đèn led thay thế cho bóng đèn huỳnh quang để giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại;

- Các loại chất thải nguy hại được quản lý theo đúng Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ chất thải ra mơi trường. CTNH được đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn chứa, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo khơng rị rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường.

- Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến thu gom, vận chuyển đi xử lý phù hợp.

- Phân chia các ô cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải. Tại mỗi ơ phân cho từng loại chất thải có hiển thị tên của chất thải hoặc nhóm chất thải lưu giữ, có dấu hiệu cảnh báo nguy hại để cảnh báo nếu đó là chất thải hoặc nhóm chất thải nguy hại. Diện tích kho chứa là 41,3 m2.

- Công ty cũng thường xuyên cập nhật kiến thức và tài liệu về chất thải nguy hại cho nhân viên để nâng cao nhận thức.

4.2.2.4. Giảm thiểu ô tác động không liên quan đến chất thải a. Giảm thiểu ô tác động do tiếng ồn, độ rung a. Giảm thiểu ô tác động do tiếng ồn, độ rung

Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn từ q trình sản xuất, cơng ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:

✔ Thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà xưởng sản xuất tuân thủ yêu cầu; ✔ Tiến hành các biện pháp chống ồn, chống rung cục bộ tại tùng thiết bị;

✔ Xây dựng vách ngăn nhà xưỏng, tường ngăn giữa các khu vực có máy móc thiết bị có thể gây ồn bằng vật liệu có khả năng cách âm nhằm hạn chế tác động đến công nhân làm việc ở các khu vực khác;

✔ Trang bị bảo hộ lao động (nút bịt tai chống ồn) cho lao động tại các khu vực phát sinh tiếng ồn;

✔ Tuân thủ diện tích cây xanh tại nhà máy theo đúng quy định.

b. Giảm thiểu tác động tới kinh tế - xã hội

Để giảm thiểu tác động từ tình trạng tập trung công nhân đông, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại địa phương khi có đầy đủ các điều kiện yêu cầu;

- Thường xuyên giám sát, quản lý cơng nhân để có hướng giải quyết thích hợp khi xảy ra mâu thuẫn;

- Kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý các công nhân làm việc tại nhà máy.

- Cơng ty bố trí xe đưa rước công nhân và giờ tan ca xen kẽ để tránh trình trạng ùn tắc giao thơng và giảm thiểu tai nạn giao thông đáng kể. Ngồi ra, Cơng ty cử đội quản lý an tồn giao thơng nội bộ để phân luồng và hướng dẫn công nhân di chuyển trong khu vực dự án sau mỗi giờ tan ca.

Các biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội đã áp dụng tại Nhà máy mang lại hiệu quả cao, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

c. Giảm thiểu tác động do sản phẩm không đạt chất lượng hoặc hết hạn sử dụng

Đối với sản phẩm hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng sẽ được các đại lý thu hồi và đưa về nhà máy để xử lý.

Trong trường họp, lượng sản phẩm hư hỏng thải bỏ ít, cơng nhân nhà máy sẽ tách sản phẩm lỏng ra khởi bao bì chứa, chất lỏng thải bỏ được đưa về HTXLNT để xử lý trước khi thải ra môi trường, vỏ hộp chứa sẽ đưa về khu chứa chất thải rắn và ký hợp đồng thu gom cùng với chất thải rắn sản xuất.

Trong trường hợp, lượng sản phẩm hư hỏng quá nhiều, Chủ dự án sẽ để nguyên hộp chứa sản phẩm, lưu trữ tại kho chất thải rắn và ký hợp đồng thu gom xử lý thu gom cùng với chất thải rắn sản xuất.

4.2.2.5. Biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố a. Biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro sự cố cháy nổ

Để phịng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, Cơng ty áp dụng các biện pháp như sau:

Biện pháp phịng chống cháy:

Để đảm bảo an tồn trong PCCC tại nhà máy, Công ty thực hiện các biện pháp sau:

- Tuân thủ các quy định về an toàn trong thiết kế, xây dựng, lắp đặt hệ thống PCCC theo quy định của pháp luật;

- Tính tốn lượng lưu chứa nguyên liệu, nhiên liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà máy và đảm bảo an toàn trong lưu chứa;

- Tuân thủ nghiêm ngặt về các quy định phịng cháy trong luu chứa hóa chất tại nhà máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong nhập liệu, lưu chứa và vận hành sản xuất, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như: bồn chứa, khu vực nhập liệu...; hệ thống thông tin; hệ thống chiếu sáng; các thiết bị phụ trợ khác;

- Định kỳ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị sản xuất, thiết bị phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất của Nhà máy;

- Thiết lập phương án ứng cứu sự cố đối với sự cố cháy, nổ;

- Tuyên truyền, tập huấn về an tồn cháy nổ cho cơng nhân, quản lý nhà máy theo định kỳ.

Biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi cháy:

Bước 1. Dập lửa: Ngay từ khi phát hiện có cháy, lực lượng chữa cháy tại các công trường và các lực lượng khác cần tiến hành ngay các công tác dập lửa. Sử dụng các dụng cụ như: bình chữa cháy, nước để dập lửa.

Khi xảy ra sự cố cháy nổ tại nhà máy: đặc biệt tại các khu vực cháy có liên quan đến hóa chất, nhanh chóng khóa hoặc chặn hệ thống thốt nước mưa, nhằm hạn chế khả năng nước sau quá trình dập lửa có thể nhiễm hố chất, chảy vào hệ thống thoát nước mưa. Đảm bảo tồn bộ nước thải phát sinh từ q trình chữa cháy được dẫn về hệ thống thu gom nước thải để xử lý.

Bước 2. Dọn dẹp: Sau khi ngọn lửa được dập tắt, điều động nhân công dọn dẹp sạch sẽ khu vực bị cháy, các chi tiết, thiết bị, máy móc bị hỏng cũng được tháo dỡ và vận chuyển ra khỏi khu vực.

Bước 3. Báo cáo điều tra nguyên nhân và rút kinh nghiệm: Ngay sau khi phát hiện cháy, cần báo cáo ngay với cơ quan hữu quan để phối hợp trong cơng tác chữa cháy. Sau đó chủ đầu tư sẽ cùng với cơ quan hữu quan sẽ cùng tiến hành công tác điều tra xác định nguyên nhân và lập thành báo cáo gửi các bên có liên quan. Ngồi ra Chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác đánh giá thiệt hại, xác định những hư hại và phần cần sửa chữa để có kế hoạch cụ thể khắc phục.

Bước 4. Báo cáo lên cơ quan có chức năng để điều tra làm rõ và tiến hành bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan.

Một phần của tài liệu 20220525 - NUTRIBIZ - GPMT - QT (Trang 154 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)