Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐỀN CHÍN GIAN
3.1. Lễ hội trong đời sống của người Việt Nam xưa và nay
3.1.1. Lễ hội trong đời sống của người Việt Nam xưa
Lễ hội truyền thống là một hiện tượng lịch sử, hiện thượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và lễ hội đóng vai trị khơng nhỏ trong đời sống xã hội. Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc trong đời sống con người. Lễ hội ban đầu được hình thành nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống tâm linh. Dần dần lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để con người vui chơi, giải trí, là dịp để con người xích lại gần nhau, trao
đổi tình cảm, tái tạo sức lao động.
Lễ hội được tổ chức ở những không gian đậm chất truyền thống và
thường được tổ chức dịp đầu Xuân. Do vậy, lễ hội trở thành môi trường thuận lợi cho các yếu tố văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển. Những yếu tố văn hóa đó khơng ngừng được bổ sung, hoàn thiện, đồng hành cùng tiến trình lịch sử của đất nước. Đây là tinh hoa được đúc rút, hoàn thiện theo lịch sử của cộng đồng. Từ đó lễ hội có sức lơi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân. Lễ hội truyền thống là di sản văn hóa tinh thần q báu của cha ơng ta để lại. Trải qua muôn vàn thăng trầm biến cố của lịch sử dựng và giữ nước, lễ hội vẫn có chỗ đứng riêng khơng thể thiếu trong khơng gian văn hóa người Việt. Có thể nhận định rằng lễ hội là một pho bảo tàng sống hội tụ và giới thiệu các mặt sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc.
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với đời sống người dân gắn
bó và có gốc rễ từ nền văn minh lúa nước với phần đa thành phần xã hội hoạt
động trong ngành nông nghiệp hoặc liên quan đến nông nghiệp. Lễ hội Việt
Nam thường được tổ chức vào tiết nông nhàn. Đây không chỉ là thời gian để tổ chức lễ hội, mà còn là thời điểm người dân đang trong giai đoạn nghỉ ngơi
mùa màng, tận hưởng thành quả lao động sau những vụ mùa vất vả. Vì vậy
đây chính là giai đoạn người dân có được trạng thái thoải mái nhất về tinh
thần. Do đó, lễ hội được tổ chức tạo nên một sự cộng hưởng tích cực đến đời sống tâm lý xã hội cộng đồng.