Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐỀN CHÍN GIAN
3.4. Giải pháp nâng cao việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Chín
3.4.2. Giải pháp huy động các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội
Lễ hội cổ truyền vốn là sản phẩm sáng tạo của môt cộng đồng cụ thể, phản ánh đậm nét các đặc trưng thuộc truyền thống văn hóa cộng đồng đó. Từ xưa, các nguồn lực vật chất, con người và sự quản lý đều do cộng đồng sáng tạo nên lễ hội tự chủ . Xã hội hóa lễ hội, do vậy, ở một góc độ nào đó chính là
đưa lễ hội về với cội nguồn của nó, nơi có sự tham gia một cách chủ động,
sáng tạo của đơng đảo nhân dân. Xã hội hóa các hoạt động lễ hội là thực chất là đa dạng hóa chủ thể tham gia tổ chức, điều hành, bao gồm các lực lượng xã hội , tập thể, cá nhân, theo sự hướng dẫn, quản lý chung của các cơ quan chức năng.
Xã hội hóa lễ hội mang lại nhiều lợi ích, nhất là trong việc huy động
được các nguồn lực xã hội. góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Ngoài
việc tạo được nguồn kinh phí, thì đây là cách thức hữu hiệu phát huy cao độ trí tuệ, sưc sáng tạo và sự tham gia một cách tự nguyện của đông đảo nhân dân, nhất là khai thác được những kinh nghiệm, kiến thức về cử hành nghi lễ còn tiềm ẩn trong dân gian, qua đó góp phần phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống, các tập tục cổ truyền tốt đẹp. Lễ hội là nơi giao lưu tình cảm,
sinh hoạt lành mạnh, phấn khởi, tích cực hăng hái thi đua lao động sản xuất, thắt chặt thêm tính cố kết cộng đồng.Như thế xã hội hóa việc tổ chức, quản lý lễ hội là một xu thế tất yếu trong q trình phát triển nền văn hóa hiện nay.
Với tư cách là một ngành chủ yếu khai thác những giá trị di tích, lễ hội... ngành Du lịch Nghệ An cần chủ động đề xuất những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho di tích, cho sự phát triển của du lịch, đồng thời cần chú trọng xây dựng tuyến du lịch liên quan đến lễ hội đền Chín Gian với các
điểm du lịch tiêu biểu trong vùng, kết hợp tham quan thắng cảnh du lịch và
du lịch tâm linh. Các ban, ngành liên quan cần tăng cường đầu tư toàn diện, thu hút vốn đầu tư từ các bên hưởng lợi từ hoạt động lễ hội và của nhân dân cho việc trùng tu, tơn tạo di tích và triển khai tổ chức lễ hội. Bảo tồn và phát huy lễ hội cùng hệ thống di tích là một chính sách quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng với cơng tác bảo tồn di sản văn hóa, phục vụ cho phát triển du lịch bền vững.
Trong một chừng mực nhất định, các cơ quan, ban, ngành cần phát
huy tối đa sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội liên quan đến di tích, nhất là trong quá trình tổ chức lễ hội. Thực
chất đây là “xã hội hóa” cơng tác bảo tồn, khai thác giá trị của lễ hội đền
Chín Gian với phát triển bền vững. Trên cơ sở xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng thì sự tham gia đó của cộng đồng sẽ trở nên chủ động, tích cực, sáng tạo hơn. Những việc cần làm trước tiên là khuyến khích sự
ủng hộ của nhân dân về mặt vật chất cũng như sáng tạo văn hóa, văn nghệ
của họ thơng qua lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm
nâng cao hiểu biết cho nhân dân về lễ hội. Mục đích của việc xã hội hóa là nhằm phát huy của cải, vật chất trong tầng lớp nhân dân, của các tổ chức xã hội, từ thiện như:
- Kêu gọi đóng góp cơng đức một cách rộng rãi từ các nơi trong tỉnh, cả nước. Xác định các mục đích mà cơng đức được sử dụng một cách rõ ràng: tơn
tạo di tích, xây dựng và quảng bá lễ hội tốt hơn. Đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ và đăng cai một số hoạt động trong lễ hội. Tuy nhiên cũng phải đề phòng trong q trình xã hội hóa sẽ dẫn đến q trình tư nhân hóa các hoạt động theo kiểu khốn trắng dẫn đến tình trạng bng lỏng quản lí gây nhiều tiêu cực khơng đáng có ví dụ như đặt hịm cơng đức tràn lan để thu tiền của khách....
- Sự can thiệp của Nhà nước nên giảm dần trong các hoạt động của lễ hội. Trên cơ sở bàn giao dần các công tác tổ chức lễ hội cho nhân dân để tự làm chủ. Các ban ngành liên quan chỉ nên tập trung vào công tác định hướng, quản lí về chun mơn nghiệp vụ, quản lí về nghệ thuật trên cơ sở các quy
định của pháp luật.
- Ngồi ra thì Nhà nước cũng phải có những đầu tư vật chất thỏa đáng cho việc tơn tạo di tích, nâng cấp lễ hội. Điều này có tác dụng tăng cường
giáo dục, bảo vệ lễ hội truyền thống và nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Cần có sự đầu tư lớn nhằm khơi phục những giá trị đặc sắc nguyên bản của lễ hội Đền Chín Gian. Ngồi việc đầu tư, nâng cấp hệ thống di tích liên quan.