Những giá trị phổ quát của lễ hội cổ truyền

Một phần của tài liệu Lễ hội đền chín gian, huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 61 - 69)

Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐỀN CHÍN GIAN

3.1. Lễ hội trong đời sống của người Việt Nam xưa và nay

3.1.3. Những giá trị phổ quát của lễ hội cổ truyền

Lễ hội đền Chín Gian được xem như là một lễ hội cổ truyền đặc sắc ở tỉnh Nghệ An. Là một lễ hội cổ truyền với những hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng có các giá trị to lớn như bất cứ lễ hội cổ truyền

hội tụ, giao lưu với nhau để rồi tìm đến khơng gian linh thiêng cầu mong cho một năm lao động hiệu quả, cuộc sống ấm no, sung túc. Qua đó đồng bào các dân tộc cũng có cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương mình.

Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng

Lễ hội là tài sản phi vật thể thuộc về một cộng đồng người nhất định,

đó có thể là cộng đồng làng xã , cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo,

cộng đồng dân tộc đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dịng họ... chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.

Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở của những nền

tảng gắn kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ, gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế, gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó, gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt

động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, gắn kết bởi huyết thống gia phả, gắn

kết bởi sứ mệnh lịch sử giai cấp...Lễ hội là mơi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng cảm của sức mạnh cộng đồng.

Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng khẳng định cái tôi, cái bản ngã của mình thì khơng vì thế cái cộng đồng bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.

Lễ hội là dịp sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng và những trị chơi dân gian vui chơi giải trí địi hỏi đông đảo người dân tham gia. Điều này tạo nên sự cố kết cộng đồng. Lễ hội được tổ chức từ cộng đồng nhân dân, được nhân

dân cùng nhau sáng tạo nên và bảo tồn giữ gìn qua chiều dài lịch sử. Tính cộng đồng cịn được thể hiện ở việc con người liên kết với nhau cùng thờ

chung một vị thần linh. Qua các nghi thức tế lễ, các trò diễn đã gắn kết mọi người lại với nhau, gắn bó tình cảm cộng đồng lại với nhau.

Thơng qua lễ hội đền Chín Gian, các dân tộc thiểu số ở khu vực miền Tấy Bắc xứ Nghệ được có cơ hội biểu dương sức mạnh, đồn kết lại với

nhau. Miền núi Tây Bắc xứ Nghệ là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc khác nhau, phong tục khác nhau. Đến dịp lễ hội đền Chín Gian bà con dân tộc lại có một điểm đến cùng nhau hội tụ, gặp gỡ cùng nhau thắt chặt thêm tình đồn kết anh em. Bạn bè khắp bốn phương có dịp tụ hội, hỏi thăm sức khỏe nhau trong khơng khí vui tươi, phấn khởi từ đó chúc nhau những điều tốt lành. Mỗi khi lễ hội diễn ra, mọi người con của vùng đất Quế Phong

nói riêng, Nghệ An nói chung lại sắp xếp để trở về tham dự lễ hội để cùng nhau giao lưu, gặp gỡ, cùng nhau tận hưởng khơng khí cộng đồng cũng là thắp nén hương thành kính lên bàn thờ tổ tiên.

Lễ hội đền Chín Gian khơng chỉ có chức năng cố kết cộng đồng một vùng dân cư quanh khu vực đền nhất định. Mà quy mơ và tầm ảnh hưởng

của lễ hội này cịn vượt qua khơng gian văn hóa của tiểu vùng trở thành lễ hội có sức ảnh hưởng rộng lớn lan truyền ra các huyện xung quanh như Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ…Hay thậm chí ở thành phố Vinh và các tỉnh thành khác. Mọi người dân đến với lễ hội là tìm đến khơng khí linh thiêng, tìm về cội nguồn, nghiêng mình trước các bậc thần linh, chiêm ngưỡng, hịa mình vào các nghi lễ linh thiêng của lễ hội (lễ rước, lễ chém trâu, lễ tế thần) hay các hoạt động vui tươi của phần hội.

Tất cả đểu thể hiện bản sắc văn hóa đặc sắc vùng núi Tây Bắc Nghệ An mà con người trong lễ hội đó được hịa chung vào nhau, để từ đó đồn

kết hơn, thắt chặt tình than gắn bó với nhau hơn. Điều này được thể hiện qua hoạt động lễ hội hàng năm thì ln có sự tham gia của các huyện trên địa bàn với tinh thần đồn kết cao. Hơn nữa tính cố kết cộng đồng trong lễ hội đền Chín Gian cịn được thể hiện thơng qua q trình chuẩn bị lễ hội, già, trẻ, gái, trai …đều đồng sức, đồng lịng chung tay góp sức cho các hoạt động của

lễ hội được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, thành công.

Giá trị hướng về cội nguồn

Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về cội nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra; nguồn cội cộng đồng như dân tộc,

đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hố... Khơng những thế, hướng

về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam như “uống nước

nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chính vì thế, lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hương.

Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, hiện đại hố, tồn cầu hóa, con người nhận thức được khoảng cách giữa bản thân mình với tự nhiên, mơi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo

đang bị mai một. Chính trong mơi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn

bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hồ mình vào với mơi trường thiên nhiên, trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hố của mình trong cái chung của văn hố nhân loại. Chính nền văn hố truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, một đối tượng có thể đáp ứng nhu cầu ấy.

Đó cũng chính là tính nhân văn bền vững và sâu sắc mà lễ hội có thể đáp ứng

nhu cầu của con người ở mọi thời đại.

Mảnh đất Quế Phong từ xưa đến nay luôn được xem là trung tâm văn hóa của các tộc người dân tộc thiểu số trong vùng. Cùng với quá trình xây dựng khai cơ, lập ấp, mở mang lãnh thổ trong tiến trình lịch sử, thì đồng bào dân tộc luôn tâm niệm, tôn thờ những người có cơng khải bản, lập làng, những vị thần linh giúp đỡ dân làng buổi khai sơ. Đây là những vị thần mà

đã phù hộ, giúp đỡ dân làng tránh những tai ương, dạy cho dân làng biết làm ăn, sinh sống, che chở cho họ những lúc thiên tai xảy ra (Thẻn Phà, Tạo Ló Ỳ, Náng Xì Đà,…) Lễ hội đền Chín Gian là dịp để tơn vinh những vị thần

biểu tượng văn hóa tâm linh tạo nên động lực cho con người nơi đây phấn

đấu, vượt qua thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên hung tợn.

Hàng năm cứ vào dịp lễ hội đền Chín Gian diễn ra, thì hàng đồn

người lại nô nức về tụ hội. Mỗi con người luôn tâm niệm tụ hội chính là về với cội nguồn, về với đất tổ sinh ra. Con người hướng về cội nguồn của mình thơng qua việc thưởng thức các nghi lễ của lễ hội, tận hưởng các phong tục tập quán, các hoạt động hội vui vẻ như các trò chơi dân gian, các hình thức diễn xướng đều mang đậm dấu ấn của cội nguồn cha ông. Qua những hoạt

động của lễ hội khiến cho chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc cha ơng mình

trong tiến trình lịch sử lâu đời.

Cũng thông qua các hoạt động của lễ hội con người có dịp hiểu thêm về lịch sử hào hùng, truyền thống kiên cường của quê hương. Các phong tục tập quán đẹp đẽ từ xa xưa được gìn giữ và phát huy trong dịp lễ. Từ những mục đích tốt đẹp đó con người tham dự lễ hội hướng về những giá trị tốt đẹp từ cội nguồn đúc rút hàng trăm năm, từ đó thêm yêu quê hương đất nước.

Trong thời đại khoa học, kỹ thuật phát triển ngày nay, văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, con người đang dần xa lánh với thiên nhiên, môi trường, với lịch sử, truyền thống tốt đẹp…Nhu cầu tìm về cội nguồn càng

trở nên cấp bách. Người dân tham dự lễ hội đền Chín Gian cũng chính là

thỏa mãn nhu cầu chính đáng tìm về cội nguồn đó.

Giá trị cân bằng đời sống tâm linh

Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu

đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng

liêng - chân thiện mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tơn thờ,

trong đó có niềm tin tơn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tơn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tơn

giáo tín ngưỡng. Chính tơn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là trạng thái “thăng

hoa” từ đời sống trần tục.

Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con

người ngày một phụ thuộc vào công nghệ, cuộc sống tinh thần ngày càng trở nên thiếu thốn, đời sống tinh thần trở nên căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội và ngày một khó cảm thấy thỏa mãn. Một đời sống như vậy tuy có đầy

đủ về vật chất nhưng bị bó cứng và thiếu thốn về đời sống tinh thần và tâm

linh. Tất cả những điều kiện sống đó hạn chế khả năng hồ đồng của con

người, làm thui chột những khả năng sáng tạo văn hố mang tính đại chúng. Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại được tiếp cận sâu sắc và đầy đủ với văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, trải nghiệm những biểu tượng tâm linh cao cả - chân thiện mỹ,

được sống những giờ phút giao cảm đầy tinh thần cộng đồng, con người có

thể phơ bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy,

đẹp đẽ khác với trang phục ngày thường...Tất cả những điều đó là trạng thái

tâm lý tích cực từ đời sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh,

đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.

Lễ hội đền Chín Gian phản ánh một cách sinh động về đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quế Phong nói riêng và miền núi phía Tây Bắc nói chung. Đền Chín Gian cũng như các đền khác ở mọi nơi là nơi thờ phụng các vị thần có cơng với dân, với nước. Đền thờ các vị thần quen thuộc với văn hóa dân tộc Thái như thần Trời Thẻn Phà, con gái Náng Xì Đà, Tạo Ló Ỳ, Cắm Lự, Cắm

Lạn…Và gần đây là thêm thờ Phật và chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được xem là những vị thần linh thiêng theo quan niệm của người Thái.

những thách thức của thiên nhiên cùng với quá trình đấu tranh sinh tồn, bảo vệ giống nòi, lãnh thổ, giặc ngoại xâm…Những vị thần đó đã bảo vệ, che ở cho con người. Do vậy, người dân thờ cúng họ vì khơng chỉ với lịng biết ơn những người khai phá đất đai, mở mang bờ cõi mà con là tấm lịng thành

kính tri ân những vị thần linh thiêng che chở cho cuộc sống hàng ngày của họ. Những vị thần linh đó ln có một chỗ đứng vững chắc trong tâm thức của người dân. Đối với người dân, thần linh luôn là một thế lực siêu phàm, hiện hữu và đáng tơn kính có sưc mạnh vô biên.

Con người tham dự lễ hội đền Chín Gian ngồi tấm long tri ân, biết

ơn với các vị thần thì họ đến với lễ hội còn là để cầu mong từ những sức

mạnh của các vị thần linh đó sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính việc thơng qua các vị thần để con người vươn tới khát vọng ấm no, hạnh

phúc cao cả thì lễ hội đền Chín Gian trở thành một dịp sinh hoạt văn hóa tâm linh của một vùng rộng lớn cho các đồng bào dân tộc thiểu số tại đây.

Như vậy, lễ hội đền Chín Gian trở thành cầu nối tâm linh giữa con

người hiện tại với thần thánh, giữa âm và dương.

Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hố cộng đồng của nhân dân ở nơng thơn cũng như ở đơ thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự

đứng ra tổ chức, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và

hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng mang một tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong thời điểm cao trào của lễ hội, khi mà tất cả mọi người hịa chung trong khơng khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường như được xố nhồ, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hố của mình.

Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của những xã

nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con người đã phần nào tách biệt. Lễ hội đền Chín Gian là dịp để người dân và du khách thập phương được hưởng thụ những giá trị văn hóa cổ truyền giàu bản sắc đẹp đẽ như các

nghi lễ truyền thống, các trị chơi dân gian, hình thức diễn xướng độc đáo,

các môn thể thao cổ truyền…Không gian lễ hội đền Chín Gian ln thu hút sự quan tâm của mọi người bởi chính sự đặc sắc trong văn hóa lễ hội.

Trong bối cảnh nền văn hóa hiện đại đang bị mai một, lai tạp thì các giá trị truyền thống đang bọ thay đổi dần đàn.Việc tham dự lễ hội đền Chín Gian càng trở nên có ý nghĩa bởi đây là dịp để những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn đang được gìn giữ và bảo lưu. Du khách đến tham gia lễ hội đền Chín Gian thì chính họ như được trở về với một không gian lễ hội

xưa với những phong tục, tập quán thú vị thỏa mãn được nhu cầu hưởng thụ văn hóa một cách triệt để.

Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa

Lễ hội khơng chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà cịn là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy.

Cuộc sống của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm, sau những vụ mùa vất vả, nhọc nhằn, con người được nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống tinh thần lành mạnh chốn lễ hội. Trong không gian lễ hội, con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con người, văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội công nghiệp

hố, hiện đại hố và tồn cầu hố hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì hoạt động lễ hội truyền thống đã trở thành nơi bảo tồn, làm giàu

Một phần của tài liệu Lễ hội đền chín gian, huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)