động cấp bảo lãnh tại MB
2.3.1 Kết quả đạt được
Nghiệp vụ bảo lãnh tại MB phát triển mạnh mẽ trong các năm 2003-2007, là thế mạnh của Ngân hàng và mang lại nguồn thu phí đáng kể cho Ngân hàng. Năm 2005 tổng số dư bảo lãnh tăng 14,3% so với năm 2004 đạt con số 1.330 tỷ đồng và năm 2006 đã tăng lên 74,20%,. Riêng trong năm 2006, bảo lãnh thanh toán là
206.451 triệu đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là 459.371 triệu đồng và bảo lãnh dự thầu là 324.180 triệu đồng. Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì cơ hội phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở rộng. Mặc dù trong những cơ hội ấy có chứa đựng cả thách thức song nó cũng hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng cho nghiệp vụ bảo lãnh.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Tỷ trọng phí thu được từ hoạt động phát hành bảo lãnh của Ngân hàng so với toàn bộ tổng số lãi của Ngân hàng là thấp, năm 2004 là 0,87% thì năm 2006 tăng lên mức 1.7%.
Các gói yêu cầu được bảo lãnh thường có giá trị nhỏ và rất nhỏ, khách hàng thực hiện ký quỹ 100% nên Ngân hàng không cần chú trọng phân tích tài chính doanh nghiệp nhiều trước khi ra quyết định tài trợ.
Trên thực tế, cán bộ tín dụng tham khảo các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp ở mức độ rất thấp. Chủ yếu họ đánh giá tài sản bảo đảm do khách hàng cung cấp để đưa ra phán quyết mặc dù Ngân hàng khơng hy vọng sẽ bán tài sản đó khi khách hàng không thực hiện hoặc khơng thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mình.
Cũng liên quan đến hạn chế trên, các thơng tin tài chính khách hàng cung cấp, vốn được ví là nguyên liệu đầu vào của q trình thẩm định tài chính, khơng đạt yêu cầu chất lượng và khơng đáng tin cậy. Cán bộ tín dụng khơng thể đơn thuần chỉ thẩm định các chỉ tiêu tài chính.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Về phía Ngân hàng: Thứ nhất, do Ban lãnh đạo Ngân hàng định hướng phát
triển MB là ngân hàng bán lẻ với đối tượng khách hàng phục vụ chính là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ nên các hợp đồng kinh tế và các hoạt động kinh tế của họ cũng tương xứng với số vốn. Hầu hết họ đều kinh doanh nhỏ vì vậy các gói bảo lãnh được u cầu thường có giá trị thấp, thu phí tính phần trăm giá trị
trên các gói bảo lãnh này khơng cao. Đó là lý do mà tỷ trọng thu phí bảo lãnh thấp so với tổng lãi Ngân hàng đạt được.
Thứ hai, về chất lượng thông tin Ngân hàng thu thập được. Ngân hàng trước khi thẩm định thường lấy thơng tin tài chính của khách hàng từ hệ thống CIC thuộc Ngân hàng Nhà nước. Nhưng để lấy được thông tin CIC thường rất chậm,. Nguồn thơng tin thứ hai Ngân hàng có thể thu thập là từ chính khách hàng có nhu cầu bảo lãnh. Song những thơng tin này thường khơng sát với tình hình tài chính thực tế của khách hàng.
Thứ ba, ngành Ngân hàng nói chung và MB nói riêng đang thiếu cán bộ tín dụng để phát triển hoạt động của mình. Sự phát triển của ngành Ngân hàng trong vài năm trở lại đây và trong tương lai rất khả quan, số lượng khách hàng MB phục vụ không ngừng tăng trong khi đó cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm không đủ đáp ứng sẽ tạo áp lực lớn cho các cán bộ hiện thời, kết quả là ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính khách hàng.
Về phía khách hàng: Đa số khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng có thói quen sử dụng sổ sách kế tốn, nếu có cũng sơ sài thiếu tính chuyên nghiệp, chưa kể đến việc họ không quen dùng dịch vụ kiểm tốn. Vì thế, chất lượng thơng tin tài chính khách hàng cung cấp khơng cao.
Hơn nữa, các công ty ngồi quốc doanh khơng hay sử dụng dịch vụ Ngân hàng để huy động vốn mà chủ yếu vay từ người thân người quen vì vậy tiểu sử tín dụng của khách hàng là khó xác định, cán bộ tín dụng khó đánh giá các yếu tố như: khách hàng có dư nợ thường xun khơng, có trả lãi đúng hạn khơng, có trả gốc khơng…
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI MB