Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 34 - 35)

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt

2.2.2.5Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

Càn bộ tín dụng dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, thông tin từ hệ thống CIC, và các nguồn thông tin khác để tiến hành thẩm định. Quy trình thẩm định bao gồm:

* Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài chính. * Phân tích thực lực tài chính:

- Phương pháp phân tích: dùng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá từng phần và toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng.

- Nội dung:

Đánh giá khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đua ra nhận xét về sự tăng giảm vốn chủ sở hữu (nếu có)

+ Kết quả sản xuất kinh doanh các năm trước, quý trước, nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi.

+ Tình hình cơng nợ: nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng

+ Tình hình thanh tốn người mua, người bán. Cần phải đánh giá thời hạn luân chuyển hàng tồn kho, thời hạn lưu chuyển các khỏan phải thu, phải trả.

+ Tình hình thanh tốn với ngân sách, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp. + Nhận xét tình hình doanh thu qua các năm.

Phân tích hệ số tài chính:

Khi thẩm định thực lực tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích các hệ số tài chính như:

+ Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ được tính bằng cách lấy nguồn vốn chủ sở hữu chia cho tổng số nguồn vốn. Với một Doanh nghiệp tỷ suất tài trợ lớn hơn hoặc bằng 3 là mức chấp nhận được.

+ Chỉ tiêu khả năng thanh toán: thể hiện rõ nét tình hình tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ tình hình tài chính khả quan và ngược lại.

+ Chỉ tiêu hoạt động: thể hiện thời hạn, vòng luân chuyển hàng tồn kho, lưu chuyển các khoản phải trả, phải thu, hoạt động tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm: vịng quay hàng kho, kỳ thu tiền bình quân, doanh thu trên tổng tài sản.

+ Chỉ tiêu thu nhập càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, mang lại nhiều lợi nhuận.

Nhằm giúp các cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đánh giá tình hình tài chính và phi tài chính của một doanh nghiệp, MB có đưa ra các bảng xếp hàng tín dụng mà trong đó các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đều được lượng hóa và chấm điểm cụ thể chi tiết. Bảng xếp hạng tín dụng này có những thang điểm khác nhau cho các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Các lĩnh vực chủ yếu bao gồm: Thương mại – dịch vụ, lĩnh vực sản xuất trực tiếp, lĩnh vực xây dựng. Trong mỗi lĩnh vực, MB đề ra mức xếp hạng khác nhau giữa doanh nghiệp có báo cáo tài chính có kiểm tốn và doanh nghiệp trình báo cáo tài chính khơng kiểm tốn (Phụ lục 1 – 6).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 34 - 35)