Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 55 - 56)

Hiện nay, cường độ làm việc của cán bộ thẩm định là khá căng thẳng. Thêm vào đó là nhu cầu lớn về nhân lực của ngành Ngân hàng-Tài chính trong thời gian gần đây và tình trạng “chảy máu nhân lực: từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có điều kiện làm việc tốt hơn. Do đó ,chất lượng công tác thẩm định tài chính khách hàng nhìn chung bị ảnh hưởng. Nhằm duy trì ổn định tình hình kinh doanh cho Ngân hàng và đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp, việc tăng cường nhân lực cả về số lượng và chất lượng cần được coi trọng trong giai đoạn tới

Lựa chọn cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác thẩm định. Khâu thẩm định có thể coi là khâu kiểm soát trước khi cấp bảo lãnh. Vì vậy cán bộ thẩm định phải là người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần hợp tác và phong cách làm việc nhóm tốt bởi vì một cán bộ không thể vừa giỏi nghiệp vụ ngân hàng, vừa là chuyên gia về một số lĩnh vực kỹ thuật.

Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức mới, đặc biệt là các thay đổi liên quan đến chế độ kế toán, thông tin kinh tế, các kinh nghiệm và các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng…Về Ngân hàng nên gửi cán bộ đi nước ngoài đào tạo, học hỏi kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới.

Xây dựng chính sách khuyến khích, cơ chế, chế tài xử lý vi phạm hợp lý. Mục đích chính của chính sách này là gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định đi đôi với công tác thẩm định tài chính khách hàng. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ, kết hợp với chất lượng xử lý công việc làm cơ sở đánh giá, phân loại nhân viên. Có chính sách khen thưởng hợp lý cho cán bộ nhân viên tín dụng có thành tích xuất sắc, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát cán bộ để đảm bảo quy trình nghiệp vụ được tuân thủ.

Tăng cường họat động kiểm tra, giám sát, đánh giá nhân viên A/O daonh nghiệp đảm bảo quy trình thẩm định được tuân thủ nghiêm ngặt, nghiêm túc nhằm hạn chế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do những sai lầm chủ quan từ phía nhân viên. Việc kiểm tra nhân viên A/O có thể chia thành các bước như giai đoạn trước khi cấp bảo lãnh, giai đoạn trong thời hạn bảo lãnh. Ở giai đoạn trước khi cho vay cần làm rõ những vấn đề như có mục đích cá nhân của nhân viên tín dụng không, hồ sơ đề nghị bảo lãnh do khách hàng độc lập thực hiện không, nhân viên tín dụng có quan hệ thân thích với khách hàng không...Ở giai đoạn trong thời hạn bảo lãnh nhân viên A/O có theo sát doanh nghiệp không, có hiểu tình hình thực hiện cam kết giữa khách hàng và đối tác của họ không…Cả hai giai đoạn này cần có sự kiểm tra không những từ phía lãnh đạo cấp cao với nhân viên mà cần kiểm tra chéo giữa các nhân viên. Bởi vì việc kiểm tra này vừa tăng tính nghiêm túc trong việc thực hiện chính sách tài trợ doanh nghiệp vừa tạo ra sự khuyến khích nhân viên tín dụng nếu họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 55 - 56)