trong hoạt động bảo lãnh tại MB
Trong điều kiện nền kinh tế duy trì tốc độ phát triển cao với mức tăng trưởng GDP là khoảng 8,0%, hàng loạt các dự án được triển khai thực hiện và nhiều chính sách khuyến khích kinh tế phát triển tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng nói chung và phát hành bảo lãnh nói riêng có điều kiện phát triển.
Tuy nhiên trong cơ hội có tiềm ẩn thách thức và với ngân hàng đó là rủi ro tín dụng. Vì vậy để tránh các rủi ro khơng đáng xảy ra, Ngân hàng có thể tham khảo một số giải pháp sau để hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính khách hàng hiện nay.
3.2.1 Hoạt động Marketing
Từ năm 2003 trở lại đây, hoạt động Marketing của MB được đánh giá khá tốt. Ngân hàng rất tích cực và có những phương pháp đúng đấn để khuyếch trương, tuyên truyền rộng rãi về một hình ảnh Ngân hàng “Hồn thiện trên từng bước tiến” ví dụ như quảng cáo, tài trợ các chương trình truyền hình đặc sắc, các dịp khuyến mãi gửi tiền tiết kiệm rút thăm trúng thưởng…Nhưng công tác này mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo dựng hình ảnh Ngân hàng trong “danh mục các Ngân hàng” mà khách hàng lựa chọn trước khi quyết định giao dịch. Trong khi đó, cơng tác Marketing và chăm sóc khách hàng đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách và giữ chân khách không chỉ với tồn Ngân hàng nói chung mà cịn với Phòng khách hàng doanh nghiệp của MB. MB nên tích cực hơn trong việc phục vụ và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa để thu hút họ đến Ngân hàng nhiều hơn. Nếu việc này là khả thi thì sẽ rất có lợi cho Ngân hàng, Bởi vì, MB là Ngân hàng bán lẻ, chủ yếu phục vụ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân tiêu dùng. Song với khách hàng doanh nghiệp vừa, cùng một quy trình và thao tác nghiệp vụ nhưng mang lại lợi nhuận tiềm năng cho Ngân hàng lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ.
Hơn thế nữa, đa phần các doanh nghiệp vừa thường có báo cáo tài chính được kiểm tốn, sổ sách kế tốn được tổ chức chặt chẽ hơn và có quan hệ thường xuyên hơn với các tổ chức tín dụng. Nếu thu hút được đối tượng khách hàng này thì ở một khía cạnh nào đó cơng tác thẩm tài chính doanh nghiệp sẽ thực hiện suôn sẻ hơn.
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin
Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính khách hàng.
Hệ thống thông tin phong phú: MB cần xây dựng một hệ thống thông tin đa
chiều phong phú, cho phép tất cả các phịng có liên quan có thể khai thác thơng tin một cách có hiệu quả.
- Thơng tin về khách hàng: Lưu trữ thơng tin như tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh…đã có hoặc có quan hệ tín dụng với MB được phân chia theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Sau khi tất toán hợp đồng tín dụng nói chung với khách hàng nên có bản đánh giá về khách hàng.
- Thơng tin về ngành nghề kỹ thuật: Các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, tình hình phát triển khoa học cơng nghệ của ngành đó, xu hướng phát triển của ngành, địa chỉ các trang web có thể cung cấp thơng tin đáng tin cậy về thông tin kỹ thuật của các máy móc, cơng nghệ sản xuất.
- Thơng tin về tình hình kinh tế xã hội: MB ln cập nhật về tình hình kinh tế thị trường, các chính sách Nhà nước, tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước, các biến động tỷ giá, lạm phát…Các thông tin này được thu thập thông qua các buổi hội thảo trao đổi thơng tin, phân tích những biến động hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia kinh tế.
Nâng cao độ tin cậy của thơng tin:
- Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với những đơn vị xin vay có các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn.
- Tăng cường phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Cán bộ thẩm định trực tiếp đến cơ sở sản xuất kinh doanh thường xuyên hơn và không báo trước. Tăng cường phỏng vẩn trực tiếp cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên
của doanh nghiệp, tham quan nơi sản xuất kinh doanh, văn phòng làm việc, kho xưởng…Việc này sẽ giúp cán bộ tín dụng có những đánh giá xác thực, khách quan hơn.
- Kết nối với các hệ thống thông tin khác của Ngân hàng Nhà nước, Bộ thương mại, Bộ Công nghiệp, Tổng cục thuế..để thu thập, đối chiếu thông tin đa chiều.
3.2.3 Hoàn thiện nội dung thẩm định
Khơng ngừng hồn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Bởi
vì, hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phải phản ánh đúng ý nghĩa của vấn đề phân tích để ngân hàng có những đánh giá đúng đắn, khách quan về tình hình doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định cho vay hợp lý.
Chú trọng hơn nữa đến phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem như là “báo cáo hiện trạng tài chính”
của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo này, Ngân hàng sẽ đánh giá được một cách trực tiếp nhất khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, Ngân hàng không thu thập báo cáo này tư khách hàng để tiến hành thẩm định.
Bảng đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cần phải được thường xuyên cập nhật điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Bởi lẽ nền kinh tế ln có những biến động, thị trường thường xuyên vận động theo nhiều chiều vì thế tình hình doanh nghiệp cũng thay đổi theo và kéo theo nó là các chỉ tiêu tài chính. Vì vậy mà bảng đánh giá của Ngân hàng nên được điều chỉnh cho phù hợp, chính xác với tình hình thực tế. Việc này giúp cán bộ tín dụng khơng lỡ bỏ qua những hồ sơ đề nghị bảo lãnh tốt và quan trọng hơn không quyết định tài trợ cho những doanh nghiệp đang có tình hình tài chính khó khăn.
Đánh giá một khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng khơng nên q coi trọng tài sản bảo đảm của khách hàng. Mặc dù đối với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa số vốn nhỏ bé nếu không yêu cầu họ cung cấp tài sản bảo đảm sẽ rất rủi ro cho Ngân hàng nhưng cán bộ tín dụng nên tính đến phương án kinh doanh khả thi nhiều hơn. Ở một số lĩnh vực hoạt động kinh tế, thị trường đầu ra rất tốt hầu
như sản phẩm xuất xưởng lúc nào cũng được tiêu thụ hết, doanh nghiệp ký hợp đồng với đối tác đầu tư nhưng họ khơng có tài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng. Trường hợp này khơng thể vì vậy mà bỏ qua một khách hàng tốt.
3.2.4 Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định
Hiện nay, cường độ làm việc của cán bộ thẩm định là khá căng thẳng. Thêm vào đó là nhu cầu lớn về nhân lực của ngành Ngân hàng-Tài chính trong thời gian gần đây và tình trạng “chảy máu nhân lực: từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có điều kiện làm việc tốt hơn. Do đó ,chất lượng cơng tác thẩm định tài chính khách hàng nhìn chung bị ảnh hưởng. Nhằm duy trì ổn định tình hình kinh doanh cho Ngân hàng và đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp, việc tăng cường nhân lực cả về số lượng và chất lượng cần được coi trọng trong giai đoạn tới
Lựa chọn cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác thẩm định. Khâu thẩm định có thể coi là khâu kiểm sốt trước khi cấp bảo lãnh. Vì vậy
cán bộ thẩm định phải là người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần hợp tác và phong cách làm việc nhóm tốt bởi vì một cán bộ khơng thể vừa giỏi nghiệp vụ ngân hàng, vừa là chuyên gia về một số lĩnh vực kỹ thuật.
Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Thường xuyên
tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức mới, đặc biệt là các thay đổi liên quan đến chế độ kế tốn, thơng tin kinh tế, các kinh nghiệm và các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng…Về Ngân hàng nên gửi cán bộ đi nước ngoài đào tạo, học hỏi kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới.
Xây dựng chính sách khuyến khích, cơ chế, chế tài xử lý vi phạm hợp lý. Mục
đích chính của chính sách này là gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định đi đôi với công tác thẩm định tài chính khách hàng. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ, kết hợp với chất lượng xử lý công việc làm cơ sở đánh giá, phân loại nhân viên. Có chính sách khen thưởng hợp lý cho cán bộ nhân viên tín dụng có thành tích xuất sắc, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát cán bộ để đảm bảo quy trình nghiệp vụ được tuân thủ.
Tăng cường họat động kiểm tra, giám sát, đánh giá nhân viên A/O daonh nghiệp đảm bảo quy trình thẩm định được tuân thủ nghiêm ngặt, nghiêm túc nhằm
hạn chế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do những sai lầm chủ quan từ phía nhân viên. Việc kiểm tra nhân viên A/O có thể chia thành các bước như giai đoạn trước khi cấp bảo lãnh, giai đoạn trong thời hạn bảo lãnh. Ở giai đoạn trước khi cho vay cần làm rõ những vấn đề như có mục đích cá nhân của nhân viên tín dụng khơng, hồ sơ đề nghị bảo lãnh do khách hàng độc lập thực hiện khơng, nhân viên tín dụng có quan hệ thân thích với khách hàng không...Ở giai đoạn trong thời hạn bảo lãnh nhân viên A/O có theo sát doanh nghiệp khơng, có hiểu tình hình thực hiện cam kết giữa khách hàng và đối tác của họ khơng…Cả hai giai đoạn này cần có sự kiểm tra khơng những từ phía lãnh đạo cấp cao với nhân viên mà cần kiểm tra chéo giữa các nhân viên. Bởi vì việc kiểm tra này vừa tăng tính nghiêm túc trong việc thực hiện chính sách tài trợ doanh nghiệp vừa tạo ra sự khuyến khích nhân viên tín dụng nếu họ hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
3.2.5 Hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng
Khơng ngừng cập nhật công nghệ Ngân hàng: trang bị, nâng cấp máy móc thiết bị tin học. Thay thế một số máy tính cũ bằng những máy có tốc độ cao, đa chức năng, chương trình phần mềm tiên tiến nhiều ứng dụng. Nâng cấp cải tiến mạng lưới nội bộ, liên tục hướng tới tiêu chuẩn quốc tế cả về tốc độ xử lý dữ liệu cũng như độ bảo mật thông tin, ứng dụng thêm nhiều phần mềm tin học hỗ trợ công tác thẩm định tài chính được tiến hành nhanh chóng, chính xác, khách quan. Trong hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng nên lưu ý trong việc sử dụng Internets ,đây là một kênh thơng tin phong phú mà cán bộ tín dụng có thể khai thác song, như một con dao hai lưỡi, cũng chính vì Internets mà các hacker có cơ hội tiếp cận thơng tin khách hàng hoặc gây tổn hại về hệ thống tin học trong Ngân hàng.