Đánh giá chung và kết luận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36 - 38)

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt

2.2.2.7Đánh giá chung và kết luận

- Đánh giá thực trạng kinh doanh.

- Đánh giá khả năng của khách hàng trong việc thực hiện phương án xin bảo lãnh.

- Đánh giá rủi ro của Ngân hàng: cán bộ tín dụng sau khi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, chấm điểm rủi ro sẽ ghi kết quả vào biểu mẫu “Phiếu xếp hạng tín dụng”. Tùy theo kết quả chấm điểm rủi ro, khách hàng được chia làm sáu mức độ rủi ro tín dụng khác nhau như sau:

Bảng 5-Phiếu xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro

87-100 A+ Xuất sắc Thấp

74-86 A Tốt Thấp

61-73 B+ Trung bình Trung bình 48-60 B < Trung bình Trung bình 35-47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao

0-34 C Rủi ro không thu hồi rấtcao Cao

Nguồn: Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng A/O doanh nghiệp-MB

- Đề xuất ý kiến giải quyết: Vì đối tượng khách hàng chính của MB là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa với số vốn nhỏ nên trước khi cấp tín dụng nói chung và cấp bảo lãnh nói riêng, khách hàng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm. Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm cho mỗi nhu cầu tín dụng của mình, để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Hơn nữa, tài sản đảm bảo này phải được nhân viên Phòng thẩm định Tài sản bảo đảm đánh giá, định giá. Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được kết hợp với kết quả thẩm định tài sản bảo đảm để làm căn cứ để Ngân hàng ra phán quyết.

Ta có kết quả thẩm định tài sản bảo đảm được phân loại thành mạnh, trung bình, yếu và đánh giá tín dụng kết hợp được thực hiện như bảng sau:

Bảng 6 - Đánh giá tín dụng kết hợp

Xếp hạng rủi ro

A+ A B+ B C+ C

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

Mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình

Trung

bình Tốt Trung bình Từ chối

Yếu Trung bình Từ chối Từ chối

Trong đó, hàng ngang là xếp hạng tài sản bảo đảm, hàng dọc là xếp hạng rủi ro. Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp là nằm ở ơ giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức xếp hạng tài sản bảo đảm của khách hàng đó.

Sau khi thẩm định khách hàng về các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ đầy đủ trình Ban tín dụng để tiến hành phát hành bảo lãnh đồng thời đề ra biện pháp đảm bảo, kiểm tra. Hồ sơ đầy đủ trình Ban tín dụng gồm có:

- Giấy đề nghị giải tỏa tài khoản - Hợp đồng kinh tế

- Thông báo trúng thầu/thực hiện hợp đồng/cung cấp sản phẩm…(loại giấy tờ này được yêu cầu tùy theo loại hình bảo lãnh)

- Tờ trình (kết quả thẩm định chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng và đánh giá, nhận xét của cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện)

- Giấy đề nghị phong tỏa tài khoản - Đơn đề nghị phát hành bảo lãnh

Nếu Ban tín dụng thơng qua và duyệt cấp bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thảo Hợp đồng phát hành bảo lãnh và Thư bảo lãnh gửi tới khách hàng, yêu cầu khách hàng ký nhận và cam kết thực hiện đúng với các điều khoản trong hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36 - 38)