Diễn tiến vùng chuyển tiếp formant của nguyên âm

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 104 - 131)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

4.2.3. Diễn tiến vùng chuyển tiếp formant của nguyên âm

Tất cả các phụ âm cuối /m, n, / trong kết hợp với nguyên âm đều có ảnh hưởng tới diễn tiến formant của nguyên âm. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của từng phụ âm tới formant là khác nhau. Đặc trưng của vùng ảnh hưởng formant nguyên âm đứng trước phụ âm /m/ là sự suy giảm tần số của cả F1 và F2. Cụ thể lần lượt là /i/ bắt đầu ở vùng tần số 368Hz suy giảm và kết thúc ở tần số rất thấp 196Hz, F2 2156-1656Hz; /e/ F1 344-211Hz, F2 1777-1573Hz; // F1 652-219Hz, F2 1882-1503Hz; // F1 395-250Hz, F2 1822-1470Hz; // F1 441-257; F2 1796- 1242; /a/ F1487-247Hz, F2 1911-1242Hz. Các nguyên âm dòng sau /u/; /o/; // cũng có diễn tiến tương tự. Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant trong kết hợp với phụ âm cuối /m/ minh họa dưới đây:

im êm em ưm ơm am um ôm om

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /m/

Nếu như sự ảnh hưởng formant nguyên âm đứng trước phụ âm /m/ là sự suy giảm về tần số của cả F1 và F2 thì diễn tiến formant của nguyên âm đứng trước phụ âm /n/ bị ảnh hưởng theo hai chiều khác nhau, sự suy giảm ổn định của tần số F1, và sự gia tăng của tần số F2 là diễn tiến cơ bản chi phối toàn bộ làm nên đặc trưng diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với phụ âm /n/ cuối. Điều này đúng cho cả CTV nam và CTV nữ. Xu hướng và diễn tiến này diễn ra ở tất cả các nguyên âm.

Cụ thể: vùng duy trì ổn định tần số F1 của /i/ bắt đầu ở vùng tần số 366Hz có diễn tiến bằng phẳng đều đặn đến hết phần nguyên âm qua đoạn chuyển tiếp tần số có xu hướng giảm đều và kết thúc ở tần số thấp hơn; tần số F2 bắt đầu từ tần số 2174Hz có diễn tiến đều đặn ở đoạn đầu và càng gần đoạn chuyển tiếp sự gia tăng tần số diễn ra mạnh mẽ đến và kết thúc ở vùng tần số cao nhất là 2578Hz. Đối với nguyên âm /e/, F1 duy trì ở tần số trên 400 Hz đến gần đoạn chuyển tiếp tần số suy giảm từ từ xuống dưới 300Hz. F2 có chiều hướng ngược lại, vùng tần số ổn định đến gần đoạn chuyển tiếp sau đó có xu hướng gia tăng đến tần số 2737Hz, một phần cấu trúc F2 của /e/ bị phá vỡ thành các điểm rời rạc ở đoạn cuối. Diễn tiến đường nét cũng xảy ra tương tự đối với các nguyên âm /, , , a, u, o, /. Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt trong kết hợp với âm /n/ cuối theo mô hình diễn tiến sau:

in ên en ưn ơn an un ôn on

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /n/

Tương tự như sự ảnh hưởng formant nguyên âm đứng trước phụ âm /n/ diễn tiến formant của nguyên âm đứng trước phụ âm // bị ảnh hưởng theo hai chiều khác nhau, sự suy giảm ổn định của tần số F1, và sự gia tăng của tần số F2 là diễn tiến cơ bản chi phối toàn bộ làm nên đặc trưng diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với phụ âm // cuối. Điều này đúng cho cả CTV nam và CTV nữ. Xu hướng và diễn tiến này diễn ra ở tất cả các nguyên âm.

Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt trong kết hợp với âm /n/ cuối theo mô hình diễn tiến sau:

inh ênh eng ưng ơng ang ung ông ong

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /ŋ/

4.3. Tiểu kết

Từ những kết quả khảo sát trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét cho cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai nhóm phụ âm cuối tắc trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp với thanh điệu và nhóm phụ âm đầu tắc như sau:

Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết hợp thanh khác nhau thì ngược lại sự kết thúc của phụ âm cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/ với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy trường độ các nguyên âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ nguyên âm có diễn tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập - khi không có kết hợp với phụ âm đằng trước và sau. Và trường độ nguyên âm cũng thường được tăng lên một cách đáng kể khi nguyên âm đó có một phụ âm hữu thanh đi sau, và trường độ của nguyên âm trở thành một đầu mối thẩm nhận quan trọng đối với đối lập hữu thanh.

Âm tắc cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc formant của nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm rất mờ nhạt đối với nhóm phụ âm /p, t, k/, khó xác định ranh giới khiến khu vực phụ âmgần như bị hòa kết liền với nguyên âm. Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột.

Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm chúng đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển dịch formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp với các nhóm phụ âm ở những vị trí và phương thức khác nhau, đây cũng là dấu hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm cuối. Mô hình tổng quát cho việc nhận

dạng các phụ âm cuối với vị trí cấu âm và phương thức cấu âm khác nhau được khái quát như sau:

am an a

KẾT LUẬN

Luận án đã tiến hành khảo sát cấu trúc formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt trong kết hợp với thanh điệu và phụ âm tắc ở những vị trí đầu và kết thúc âm tiết bằng phương pháp thực nghiệm và đã khái quát các đặc trưng về trường độ, vùng tần số và diễn tiến tần số formant trong các kết hợp.

Từ những khảo sát về cấu trúc formant của nguyên âm trong các kết hợp cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Các khía cạnh chiết đoạn và siêu đoạn của tín hiệu lời nói không hành chức một cách độc lập với nhau. Cụ thể là, có nhiều sự tương tác lẫn nhau quan trọng giữa cấu trúc chiết đoạn ở đây là nguyên âm và mô hình cao độ của thanh điệu đi kèm.

- Cao độ thanh điệu ảnh hưởng lớn đến trường độ của nguyên âm, các kết hợp nguyên âm với thanh ngang, ngã có trường độ dài hơn các kết hợp với thanh sắc, hỏi, nặng.

- Thanh điệu cũng tác động đến vùng tần số của các nguyên âm đơn tiếng Việt. Nhìn chung, những ảnh hưởng của thanh điệu làm cho tần số F1, F2 của nguyên âm tăng lên đáng kể. Sự ảnh hưởng này xảy ra ở các kết hợp thanh cao, nhất là đối với các kết hợp thanh ngang, ngã, sắc.

- Thanh điệu có ảnh hưởng tới diễn tiến formant của các nguyên âm ngay ở phần đầu, sự ảnh hưởng này kéo vùng tần số formant của nguyên âm cao hơn hoặc thấp hơn tần số thông thường của nó tạo nên một đoạn đi lên hoặc đi xuống giữa thanh điệu và nguyên âm mà nó kết hợp. Điều này biến đổi cấu trúc đường nét formant làm cho nó có thể đi lên hay đi xuống ở phần đầu so với cấu trúc ban đầu. Một số thanh điệu khiến cho tần số F2 của nguyên âm không ổn định mà bị phá vỡ thành các điểm rời rạc.

2. Tất cả những diễn tiến tần số của F1 và F2 ở 9 nguyên âm đơn theo hướng từ tần số thấp đi dần đến tần số cao hay ngược lại đều phụ thuộc vào hai yếu tố của phụ âm đầu: thanh tính và trường độ của phụ âm mà trong đó yếu tố thanh tính có vai trò quyết định nhất.

- Đối với các âm tắc đầu vô thanh nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10 hoặc 20 ms đầu tiên của đoạn giải phóng điểm tắc thường là dấu hiệu cần thiết cho việc nhận dạng một cách chính xác các phụ âm. Đối với các phụ âm mũi thì đoạn này dài hơn thường từ 30 đến 50 ms. Những kết quả này đã chỉ ra rằng việc nhận dạng các phụ âm hoàn toàn phụ thuộc vào vùng chuyển tiếp formant từ hạt nhân âm học của âm tiết, trong một số trường hợp nó thực sự làm tăng thêm độ tin cậy trong việc nhận dạng.

- Trường độ của một nguyên âm trong kết hợp với âm tắc đầu trong một lần đo đạc nào đó sẽ phụ thuộc vào bối cảnh và chất lượng của nó, và không có một trường độ tối thiểu của một nguyên âm dài hay trường độ tối đa của một nguyên âm ngắn. Nếu hai nguyên âm đối lập với nhau về trường độ, thì cái có vấn đề nhất là trường độ của chúng có liên quan với nhau trong các bối cảnh tương đương. Phụ âm tắc /p, t, k/ có trường độ rất ngắn và nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến trường độ formant của nguyên âm. Ngược lại nhóm phụ âm mũi hữu thanh /m, n, / có trường độ dài hơn và nó cũng làm rút ngắn trường độ của nguyên âm đứng sau làm cho trường độ của nguyên âm ngắn hơn so với ngữ cảnh độc lập từ 10 đến 50ms.

- Về diễn tiến vùng tần số, bản thân /p, t, k, m, n, / là những phụ âm tắc với những phương thức và vị trí cấu âm khác nhau chúng có ảnh hưởng nhiều đến vùng tần số formant của các nguyên âm trong kết hợp theo những xu hướng khác nhau. Cụ thể đối với các phụ âm môi /p, m/ khi đứng trước nguyên âm hai phụ âm này có xu hướng làm suy giảm vùng tần số F1 và F2 của nguyên âm, sự suy giảm ở /p/ diễn ra mạnh mẽ hơn /m/.

- Về diễn tiến đường nét formant, sự ảnh hưởng giữa C đến V và V đến C rất khác nhau. Các chuyển tiếp CV thường dễ dàng nhận diện và có ranh giới rõ rệt, ngược lại các chuyển tiếp VC thường thể hiện mờ nhạt, hòa kết với V. Chính vì vậy, để nhận diện C trong cấu trúc âm tiết thường gặp khó khăn và cần phải dựa vào thông tin của V.

3. Đối với cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai nhóm phụ âm cuối tắc trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp với thanh điệu và nhóm phụ âm đầu tắc như sau:

Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết hợp thanh khác nhau thì ngược lại sự kết thúc của phụ âm cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/ với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy trường độ các nguyên âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ nguyên âm có diễn tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập - khi không có kết hợp với phụ âm đằng trước và sau.

Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm chúng đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển dịch formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp với các nhóm phụ âm ở những vị trí và phương thức khác nhau, đây cũng là dấu hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm cuối.

Âm tắc cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc formant của nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm rất mờ nhạt đối với nhóm phụ âm /p, t, k/, khó xác định ranh giới

khiến khu vực phụ âmgần như bị hòa kết liền với nguyên âm. Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Ái (1973), Tìm hiểu về vùng tần số foóc - man của các

nguyên âm tiếng Việt bằng phương pháp thực nghiệm, T/c Ngôn ngữ, số

4.

2. Nguyễn Văn Ái (1974), Bàn về số lượng và sự phân bố foóc - man của

các nguyên âm đơn tiếng Việt qua bản ghi Xô - na - gơ - rap, T/c Ngôn

ngữ, số 1.

3. Eƒimov Aju (1991), Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 1, tr. 78 - 85.

4. Vũ Kim Bảng (1999), Khái niệm ngữ âm học, T/c Ngôn ngữ, số 5.

5. Vũ Kim Bảng (1986). Nhận xét về trường độ thanh điệu qua phương

ngữ Hà Nội và phương ngữ Nam Bộ (cứ liệu thực nghiệm) - Những vấn đề

ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông - Viện Thông tin Khoa học Xã hội, tr 370-376.

6. Vũ Kim Bảng (2002), Hệ formant của nguyên âm tiếng Hà Nội, T/c Ngôn ngữ, số 15.

7. Nguyễn Phan Cảnh (1978), Bản chất cấu trúc âm tiết tính của ngôn

ngữ: dẫn liệu về một sự miêu tả không phân lập đối với âm vị học Việt Nam, Ngôn ngữ , số 2, tr. 5 - 18.

8. Nguyễn Phan Cảnh (1965), Vài ý kiến về vấn đề giải thuyết âm vị học

các âm cuối trong tiếng Việt hiện đại, Thông báo khoa học, t.2. Đại học

tổng hợp Hà Nội, tr 114-123.

9. Nguyễn Phan Cảnh (1978), Âm vị học các ngôn ngữ thanh điệu, Ngôn ngữ, Số 1 - 2, tr. 13- 24.

10. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, H, 384 tr.

11. Nguyễn Tài Cẩn (1971), Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất

hiện chữ Nôm, Ngôn ngữ, Số 1, tr. 26 - 43.

12. Nguyễn Tài Cẩn (1977), Về một vài hiện tượng đặc biệt trong quá trình

diễn biến từ các âm môi tiếng Hán trung cổ sang cách gọi Hán Việt hiện nay, Ngôn ngữ, Số 4, tr. 12 - 22.

13. Hoàng Cao Cương (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 3.

14. Hoàng Cao Cương (1984), Về khái niệm ngôn điệu. T/c Ngôn ngữ, Số 2. 15. Hoàng Cao Cương (1984), Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm các từ láy

đôi tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, Số 4.

16. Hoàng Cao Cương (1985), Bước đầu nhận xét về đặc điểm ngữ điệu

tiếng Việt (trên cứ liệu thực nghiệm). T/c Ngôn ngữ, Số 3.

17. Hoàng Cao Cương (1985), Thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt. T/c

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 104 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w