Formant của nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 90 - 99)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

4.1.Formant của nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/

Xét về phương thức cấu âm nhóm phụ âm cuối /p, t, k/ là các âm tắc, ồn, vô thanh. Các âm kết thúc bằng /p, t, k/ được phát âm bị tắt đột ngột do động tác khép lại của bộ máy phát âm, lối thoát của không khí không được khai thông trở lại sau khi bị cản trở như trường hợp phát âm các phụ âm khác bằng một động tác mở ra, kèm theo một tiếng động đặc thù. Bộ phận cuối của âm tiết bị vô thanh hóa. Âm hưởng của cả âm tiết bị câm đi, bị điếc đi khiến cho phần hữu thanh của nguyên âm ở đầu bị ảnh hưởng.

Xét về vị trí cấu âm môi - lưỡi các âm cuối /p/ là âm môi, /t, k/ là các âm lưỡi, trong đó /t/ là âm đầu lưỡi, /k/ là âm mặt lưỡi; vị trí cấu âm và phương thức cấu âm bị chi phối bởi sự ảnh hưởng của nguyên âm đứng trước.

Hình 4.1: Hình ảnh minh họa âm cuối /t/ trong âm tiết "ót"

Nhìn trên ảnh phổ và ảnh sóng có thể thấy những âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc /p, t, k/ thì độ dài trung bình của âm cuối đóng /t/ có trường độ dài hơn (20-50ms) so với vị trí đầu âm tiết (10-16ms). Âm tắc thường được nhận dạng trên biểu đồ sóng là đoạn năng lượng ở cuối âm tiết, khi các F1, F2 của nguyên âm đã hết. Đôi khi trên biểu đồ sóng âm tắc /p, t, k/ kéo dài khoảng 20-50 ms bao gồm vài xung có biên độ thấp không tuần hoàn.

4.1.1. Trường độ formant của nguyên âm

Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết hợp thanh khác nhau thì ngược lại sự kết thúc của phụ âm cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/ với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy trường độ các nguyên âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ nguyên âm có diễn tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng khoảng 1/3

đến 1/2 so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập - khi không có kết hợp với phụ âm đằng trước và sau. Điều này đúng với cả người nói là nam và nữ, cụ thể như sau:

Nguyên âm

Trường độ formant nguyên âm (ms)

Ngữ cảnh VC Ngữ cảnh V /p/ /t/ /k/ /i/ 131 113 72 363 /e/ 114 126 72 324 // 143 107 141 352 // 102 76 70 328 // 123 123 139 333 /a/ 142 126 136 317 /u/ 110 94 83 333 /o/ 129 125 80 331 // 140 113 88 363

Biểu đồ 4.1. Trường độ formant nguyên âm trong ngữ cảnh VC CTV nam

Nguyên âm

Trường độ formant nguyên âm (ms) Ngữ cảnh VC /p/ /t/ /k/ /i/ 122 126 114 328 /e/ 137 138 134 353 // 138 155 174 346 // 163 126 90 354 // 182 139 164 363 /a/ 157 150 151 351 /u/ 151 131 98 371 /o/ 162 120 99 364 // 165 119 87 367

Bảng 4.2: Trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh VC CTV nữ

Có sự khác nhau về trường độ giữa các người nói (nam, nữ), giữa các nhóm nguyên âm, giữa nguyên âm trong kết hợp với các nhóm phụ âm cuối, …

ĐỘ GIẢM CỦA TRƯỜNG ĐỘ (ms)

/p/ /t/ /k/

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

/i/ 232 206 250 202 291 214 /e/ 210 216 198 215 252 219 // 209 208 245 191 211 172 // 226 191 252 228 258 264 // 210 181 210 224 194 199 /a/ 175 194 191 201 181 200 /u/ 223 220 239 240 250 273 /o/ 202 202 206 244 251 265 // 223 202 250 248 275 280

Trong kết hợp với ba âm /p, t, k/, trường độ các nguyên âm giảm nhiều nhất trong kết hợp với phụ âm cuối /k/, tiếp đến là /t/ và cuối cùng là /p/.

Đối với cộng tác viên nam, trong kết hợp với âm cuối /p, t, k/, trường độ nguyên âm /i/ giảm nhiều nhất (lần lượt là 232ms – 250ms – 291ms), trường độ của nguyên âm /a/ giảm ít nhất (175ms – 191ms – 181ms).

Đối với cộng tác viên nữ, trong kết hợp với âm cuối /p/, trường độ nguyên âm /u/ giảm nhiều nhất (220ms), // giảm ít nhất (181ms). Trong kết hợp với âm cuối /t/, trường độ của nguyên âm // giảm nhiều nhất (248ms), // giảm ít nhất (191ms). Còn trong kết hợp với âm cuối /k/, trường độ nguyên âm // giảm nhiều nhất (280ms), // giảm ít nhất (172ms). CTV nữ có trường độ phát âm dài hơn so với các CTV nam.

4.1.2. Vùng tần số formant

Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm chúng đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển dịch formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp của từng phụ âm, đây cũng là dấu hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm cuối. Cụ thể, một âm tắc /k/ hoặc /p/ có thể làm tăng cao độ và biến đổi đường nét cấu trúc formant của nguyên âm đứng trước. Có thể khái quát vùng tần số formant của nguyên âm khi kết hợp với các phụ âm cuối qua bảng sau:

Nguyên âm

Vùng tần số trung bình formant nguyên âm (Hz)

Ngữ cảnh VC Ngữ cảnh V /p/ /t/ /k/ F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3 /i/ 330 1996 2892 319 2085 3136 368 1873 3004 319 2399 3177 /e/ 445 1868 2627 438 1911 2706 416 1936 3013 414 2135 2804 // 463 1799 2476 430 1850 2553 393 1863 2715 608 2281 2796 // 369 1543 2425 368 1476 2595 422 1167 2552 386 1269 2913

// 452 1233 2469 464 1241 2693 656 1234 2548 454 1291 2657

/a/ 1012 1745 2823 463 1573 2327 987 1845 2806 967 1752 2819

/u/ 385 771 2562 383 1004 2792 424 1530 2976 468 2088 3201

/o/ 454 965 2820 397 949 2708 469 1057 2731 437 815 2795

// 529 1036 2615 448 1095 2500 558 1118 2456 817 1124 2775

Nguyên âm

Vùng tần số trung bình formant nguyên âm (Hz)

Ngữ cảnh VC Ngữ cảnh V /p/ /t/ /k/ F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3 /i/ 373 2735 3464 363 2697 3305 441 2424 3005 413 2902 3500 /e/ 667 2334 3036 461 2456 3028 719 2155 3117 557 2169 2818 // 780 2025 2803 747 2463 3228 730 1985 3068 704 2559 3466 // 461 1275 2828 448 1268 2877 463 1335 2751 429 1328 3394 // 591 1300 2704 556 1386 2777 599 1312 2798 651 1411 3366 /a/ 100 2 1847 2845 1106 1500 2108 966 1774 2922 865 1915 3281 /u/ 420 878 2921 404 865 2878 442 901 2782 399 672 3222 /o/ 568 985 2966 477 1018 2933 669 1203 2882 503 878 2973 // 956 1334 2834 897 1346 2695 944 1363 2785 664 1290 2810

Bảng 4.5: Vùng tần số formant của nguyên âm trong kết hợp với /p, t, k/ CTV nữ

Biểu đồ 4.2: Vùng tần số formant của nguyên âm trong kết hợp /p, t, k/ CTV nam

Biểu đồ 4.3: Vùng phân bố tần số formant của nguyên âm trong trong kết hợp /p, t, k/ CTV nữ

4.1.3. Diễn tiến vùng chuyển tiếp tần số formant

Âm tắc cuối /p, t,k/ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc formant của nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp giữa VC rất mờ nhạt, khó xác định ranh giới khiến Cgần như bị hòa kết liền với V. Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột.

Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm /t/ ở cuối có xu hướng suy giảm ở tần số F1 và gia tăng ở vùng tần số F2. Phần đầu âm tiết trên biểu đồ phổ có thể nhận thấy rất rõ các formant F1, F2 của các nguyên âm trong vùng đặc trưng. Ở phần đầu nguyên âm /i/ có F1 411Hz sau đó vùng tần số có xu hướng bị suy giảm đều đặn, formant có dạng đi xuống và kết thúc ở tần số thấp 247Hz. Ngược lại, F2 bắt đầu ở tần số 2047Hz có diễn tiến

hơi đi lên ở cuối kết thúc ở tần số 2201Hz. Với nguyên âm khác /e, , , ə, a, u, o, / diễn tiến formant cũng tương tự và lần lượt suy giảm ở F1và gia tăng F2 là: /e/ F1 425-275Hz, F2 1951-2153Hz; // F1 545-252, F2 1976- 2129Hz; // F1 323-256Hz, F2 2085-2280; /ə/ F1562-272Hz, F2 1682- 1885; /a/ F1 713-250, F2 1683-1714Hz; /u/ F1 467-255Hz, F2 1955- 2538Hz; /o/ F1 558-292Hz, F2 1900-2773Hz; // F1 841-210, F2 2174- 2497Hz. Cấu trúc F2 của các nguyên âm dòng sau /u, o, / bị phá vỡ thành các điểm rời rạc. Có thể mô hình hóa diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm /t/ như sau:

it êt et ưt ơt at ut ôt ot

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /t/

Trong kết hợp với phụ âm /p/, phần nguyên âm hữu thanh nên sóng tuần hoàn và biên độ lớn hơn âm /p/ bên cạnh. Ranh giới giữa nguyên âm và phụ âm bên cạnh là sự thay đổi về biên độ và tần số sóng. Do nguyên âm có năng lượng cao hơn phụ âm nên các formant rõ ràng hơn và ảnh hưởng đến phụ âm, điểm chuyển hướng hay gãy của formants của nguyên âm trong kết hợp với /p/ là hoàn toàn khác so với kết hợp với /t/. Cụ thể diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với /p/ có diễn tiến suy giảm cả ở vùng tần số F1 và F2. Ở vùng tần số F1 các nguyên âm bắt đầu với tần số đặc trưng cho từng nguyên âm sau đó có diễn tiến đi xuống và kết thúc ở vùng tần số thấp trung

bình ở 250Hz. F2 cũng có diễn tiến đi xuống đếu đặn và tạo điểm gãy formant ở gần vùng tiếp giáp với âm /p/.

Có thể mô hình hóa diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm /p/ như sau:

ip êp ep ưp ơp ap up ôp op

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /p/

Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm tắc /k/ có đường nét gần giống với âm /t/, ở cuối có xu hướng suy giảm ở tần số F1 và gia tăng ở vùng tần số F2. Tuy nhiên, sự gia tăng ở vùng tần số F2 diễn ra mạnh hơn khiến diễn tiến đi lên F2 của các nguyên âm tăng cao hơn và kết thúc ở vùng tần số F2 cao hơn rất nhiều so với vùng tần số F2 đặc trưng.

Có thể mô hình hóa diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm /k/ như sau:

ich êch ec ưc ơc ac uc ôc oc

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /k/

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 90 - 99)