Diễn tiến vùng chuyển tiếp tần số formant

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 76 - 78)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

3.1.3.Diễn tiến vùng chuyển tiếp tần số formant

Ở những chỗ chuyển tiếp giữa phụ âm và nguyên âm trong cùng một âm tiết các formants có đường nét chúc lên hay chúc xuống do những chuyển đổi tư thế của các khí quan phát âm. Chính những nét này là các dấu hiệu để nhận diện các phụ âm. Cụ thể, ở những mẫu nguyên âm đứng sau phụ âm đầu /p, t, k/ chuyển tiếp CV thường ổn định, và rất dễ dàng nhận thấy ranh giới giữa C và V. V tại đoạn chuyển tiếp phụ thuộc chặt chẽ vào các đặc trưng của C, trong khoảng thời gian 50 – 60 ms đầu tiên F1 bắt đầu ở tần số thấp hơn tần số trung bình của nguyên âm khoảng 50Hz, đi xuống đều đặn và có tần số thấp nhất tại điểm cuối cùng của đường nét formant của nguyên âm.

Đối với F2, ở những nguyên âm dòng trước /i, e, / F2 bắt đầu với tần số thấp có xu hướng đi lên, F2 của các nguyên âm còn lại đi xuống đều đặn.

Khái quát các mô hình chuyển tiếp formant của phụ âm /p, t, k/ với các nguyên âm như sau:

Cụ thể, đường nét diễn tiến chuyển tiếp của phụ âm /p/ đối với formant của nguyên âm được mô tả như sau: kết hợp với nguyên âm /i/, trong khoảng 20ms đầu, tần số của nguyên âm /i/ bị kéo xuống thấp nhất 277Hz sau đó có diễn tiến đều đặn và ổn định ở vùng tần số 350-360Hz, F2 xuất phát ở vùng tần số thấp 1974Hz có xu hướng hơn đi lên 2078Hz và giữ ổn định ở vùng tần số này. Xu hướng diễn tiến này diễn ra ở cả tất cả các nguyên âm khác. Cấu trúc formant là những điểm liền nhau không hề bị phá vỡ.

pi pe pa pu po

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /p/

Diễn tiến chuyển tiếp của phụ âm /t/ đối với formant của nguyên âm được mô tả như sau: kết hợp với nguyên âm /i/, trong khoảng 15ms đầu, tần số F1 của nguyên âm /i/ có diễn tiến đều đặn và ổn định ở vùng tần số trên 300Hz, F2 xuất phát ở vùng tần số cao 2035Hz có xu hướng hơn đi xuống đều 1744Hz và giữ ổn định ở vùng tần số này. Xu hướng diễn tiến này diễn ra ở cả tất cả các nguyên âm khác.

ti te ta tu to

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /t/

Trong kết hợp phụ âm /k/ ở đầu, ở tất cả các nguyên âm diễn tiến F1 không có sự thay đổi nhiều về tần số, đường nét F1 bằng phẳng và đều đặn từ đầu đến cuối, diễn tiến này có ở tất cả các nguyên âm. Đối với cấu trúc F2 ở đoạn đầu có điểm xuất phát ở tần số cao, có xu hướng đi xuống tạo thành đường cong formant sau đó có diễn tiến ổn định.

ki ke ca cu co

Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /k/

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 76 - 78)