Đặc trưng cấu âm của nguyên âm và phụ âm

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 34 - 40)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

1.4.Đặc trưng cấu âm của nguyên âm và phụ âm

Để tạo ra một âm bất kì thì phải cần có một nguồn năng lượng nhất định nào đó. Đối với lời nói, đó là luồng không khí để tạo sản các âm, còn thể tích và áp suất của không khí sẽ quyết định trường độ (duration) và độ lớn (loudness) của âm tạo ra. Đại đa số các âm thanh lời nói đều sử dụng luồng

không khí từ phổi phục vụ cho hoạt động này. Hệ thống hô hấp được xem là nguồn năng lượng, còn phổi tạo thành hồ chứa khí. Các cánh phổi thường bị nén bởi nhiều lực hô hấp khác nhau, và khi bị nén lại, không khí sẽ thổi ra, và hoạt động này đều đặn có chu kì, hoặc siết, hoặc tắc hoàn toàn luồng không khí này, và tất cả đều tạo ra ở trong chuỗi âm liên tục mà chúng ta xác định với tư cách như là một chuỗi các âm lời nói.

Luồng không khí có thể bị gián đoạn một cách có chu kì bởi các dây thanh, được định vị trên lối thoát không khí ở bên trên phổi và tạo thành một bộ phận của cấu trúc nắp thanh quản. Khi luồng không khí từ phổi đi qua khí quản bị chặn lại bởi hai dây thanh đóng, áp suất khí dưới chúng tăng lên. Áp suất này nhanh chóng đẩy hai dây thanh tách ra. Khi không khí đi qua khe thanh, áp suất khí cục bộ lúc đó giảm xuống và các dây thanh lại khép lại. Vì vậy không khí được giải phóng thành các đợt ngắn có chu kì. Quá trình rung động của khe thanh này, được gọi là sinh âm (phonation), giống như quá trình tạo ra tiếng ồn khi bạn bơm một chiếc khinh khí cầu, kéo dài cổ ra thành một kẽ hở hẹp, và cho không khí thoát ra. Các đợt hơi được tạo thành do sự rung động của khe thanh diễn ra với một tần số hay tỉ lệ xác định. Tần số này có thể thay đổi và được xác định bởi các lực cơ điều khiển độ căng của các dây thanh và bởi áp suất không khí ở phía dưới dây thanh. Tần số này được tiếp nhận là cao độ (pitch) của giọng nói. Các âm được tạo ra theo cách này, với luồng không khí đi ra từ phổi đi qua các khe thanh đang rung động, bao gồm tất cả các nguyên âm và các âm giống nguyên âm.

Ở các nguyên âm, các dây thanh rung động như đã mô tả, giải phóng một chuỗi các đợt không khí ra ngoài. Ngạc mềm (mà trong trạng thái thở im lặng bình thường thường rủ xuống cho phép luồng không khí tự do đi qua khoang mũi và các lỗ mũi) được nâng lên, vì trong suốt quá trình nói nó thường ngăn cản hoặc giảm luồng không khí đi vào khoang mũi. Luồng không khí vì thế đi

qua họng (khoang họng) và miệng (khoang miệng). Hình dáng, hay các thuộc tính cộng hưởng của hai khoang này được điều khiển bởi vị trí của lưỡi, độ mở của hàm, và hình dáng của đôi môi. Vì vậy, đối với [i:] trong từ heed lưỡi

sẽ đẩy về phía trước và được nâng lên đến khu vực ngay dưới ngạc cứng, trong khi đó hai môi lại nhành ra. Đối với [a:] trong từ hard lưỡi lại ở tư thế tương đối trung hoà hoặc hơi rụt lại phía sau một tí chút trên sàn miệng, hàm mở hơn so với [i:], còn môi mở ra ở một tư thế trung hoà hoặc tự nhiên. Đối với [:] trong từ hoard, lưỡi rụt lại, chỗ lưỡi phồng lên được nâng lên về phía ngạc mềm, và hai môi tròn lại. Mỗi một trong số ba vị trí cấu âm này làm thay đổi thể tích và hình dạng của các khoang họng và miệng, và mỗi vị trí đều có các thuộc tính cộng hưởng đặc trưng riêng của mình. Âm được phát ra bởi các đợt không khí từ các khe thanh rung động sẽ bị thay đổi bởi các thuộc tính cộng hưởng này, với kết quả là mỗi một âm nguyên âm đều có một chất lượng riêng. Mọi người có thể cảm thấy một cái gì thay đổi về cấu âm nếu muốn nói một trong ba âm nguyên âm này trong khi đó tập trung để ý đến vị trí của lưỡi, hàm và hai môi; cũng có thể thay đổi các hiệu ứng cộng hưởng của một khoang bằng cách phát ra một nguyên âm [a:] trong khi khum hoặc không khum tay xung quanh hai môi. Các nguyên âm và các âm giống nguyên âm được tạo thành bằng cách thay đổi hình dạng của các khoang họng và miệng, nhưng không có một sự tắc hoặc sự cản trở nào đối với luồng không khí. Bên cạnh đó, kích cỡ và hình dáng của bộ máy phát âm có thể bị thay đổi, về cơ bản hoạt động định vị của lưỡi và hai môi; khi bộ máy phát âm bị thay đổi thì chất lượng âm tiếp nhận của các âm nguyên âm cũng bị thay đổi theo. Vì vậy, hai hoạt động phát âm cơ bản nhất trong khi tạo ra các âm nguyên âm khác nhau là hình dáng và vị trí của lưỡi xác định hình dáng khoang miệng và khoang họng, còn hai môi điều khiển hình dáng và khu vực thuộc phía trước

của bộ máy phát âm. Sự chúm môi cũng cung cấp một phương tiện mở rộng chiều dài chung của bộ máy phát âm.

Đặc trưng cấu âm của phụ âm được tạo ra do cơ chế luồng hơi từ hầu sử dụng luồng hơi phía trên dây thanh. Dây thanh khép lại, và thanh quản bị di chuyển lên trên và xuống dưới họng, dưới sự điều khiển của các cơ thanh quản ngoài, để tạo ra luồng hơi. Vì dây thanh bị khép lại, cho nên không khí phía dưới hầu không có liên quan và thanh quản hoạt động giống như một đầu mút hay quả nén trong cái xi lanh. Nếu thanh quản di chuyển lên phía trên theo cách này, nó có thể tạo ra luồng hơi thở ra từ họng; và khi di chuyển xuống phía dưới, nó lại tạo ra một luồng hơi hít vào từ họng. Các âm thở ra từ họng thường được biết đến là các âm bật, và đôi khi được gọi là “các âm tắc

thanh hầu hoá” (glottalized stops). Sự dịch chuyển lên phía trên của thanh

quản, với dây thanh khép lại, nén không khí ở phía trên lại và làm cho luồng khí đi ra. Chúng ta có thể phát âm các âm như vậy bằng cách lấy hơi và cứ giữ như thế, sau đó phát âm các âm [p, t, k] hoặc [s] mà không mở khe thanh, chỉ dùng luồng hơi bị nén lại bằng cách nâng thanh quản lên.

Ngoài ra, các âm phụ âm còn được tạo ra bằng cách sử dụng các khả năng cấu âm của lưỡi, răng và môi theo cách luồng không khí đi qua khoang miệng sẽ bị siết lại một cách đột ngột hoặc tạm thời bị cản trở hoàn toàn.

Ví dụ, âm [b] của từ bạn, được coi là một âm tắc (stop), được phát ra như tên gọi của nó nhằm chỉ sự tắc nghẽn có tính chất chuyển tiếp của luồng hơi. Ở âm này, ngạc mềm được nâng lên để ngăn không cho không khí đi qua khoang mũi, hai môi được khép lại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, và trong khi khép, áp suất không khí tăng lên ở các khoang họng và miệng. Hai môi khi đó được tách ra, giải phóng áp suất khí ở phía sau chúng và cho phép luồng không khí bình thường đối với nguyên âm đi sau. Âm điển hình của hành động cấu âm này phần lớn là do những thay đổi nhanh chóng ở các thuộc tính cộng

hưởng của khoang miệng trong suốt khoảng thời gian rất ngắn từ điểm mà hai môi bắt đầu mở đến điểm khi hoạt động cấu âm nguyên âm bình thường đã bắt đầu.

Các âm nguyên âm khác phụ thuộc vào sự cản trở đột ngột của luồng hơi ở trong khoang miệng, chứ không phải là sự cản trở có tính chất chuyển tiếp. Vì vậy [l] ở trong từ linh được tạo ra bằng cách giữ cho đầu lưỡi tì vào lợi ngay sau răng trước và cho luồng hơi đi chệch về một bên hoặc cả hai bên lưỡi. Những âm như thế được gọi là các âm bên. Hoạt động cấu âm này có các thuộc tính cộng hưởng xác định rất riêng của mình tạo ra một chất lượng nguyên âm đặc trưng.

Tất cả các âm được nhắc đến cho đến nay đều phụ thuộc vào luồng hơi đi qua khoang họng và khoang miệng. Có thể làm cản trở khoang miệng, sao cho không khí thổi qua khoang họng và khoang mũi, như ở âm [m] của từ ma.

Các phụ âm mũi kiểu như vậy được tạo ra với ngạc mềm hạ thấp xuống để cho luồng hơi đi qua đường mũi, và với khoang miệng bị ngăn chặn trong suốt khoảng thời gian phát âm phụ âm. Trong hoạt động này, khoang họng và khoang mũi mở, khoang miệng đóng tất cả đều tham gia vào các thuộc tính cộng hưởng của âm.

Tuy nhiên, có một cách khác tạo ra các âm phụ âm bằng cách đặt các cơ quan cấu âm theo cách sao cho tạo ra một chỗ xát hoặc sự hỗn loạn. Ví dụ đơn giản nhất về một phụ âm xát là [h] như trong từ họ. Ở âm xát này, sự hỗn loạn xảy ra ở cả khi mở khe thanh và suốt trên đường thoát không khí và các khoang mà không khí đi qua. Tuy nhiên, ở hầu hết các âm xát, âm được tạo ra bởi sự hỗn loạn không khí tại một điểm xác định nào đó. Vì thế âm [v] trong từ viên được tạo ra với môi dưới hơi tì vào mép hàm răng trước phía trên, sao cho sự hỗn loạn xảy ra khi không khí bị đẩy ra.

Ở hầu hết các âm mà đã nhắc đến cho đến nay, sự rung động của các dây thanh đều diễn ra liên tục trong suốt quá trình phát âm âm đó. Tất cả các âm như vậy được gọi là hữu thanh. Nhưng một số âm là vô thanh; chúng đều sử dụng các kiểu dáng cấu âm hoàn toàn giống như đã miêu tả đối với các âm hữu thanh nhưng luồng hơi bị ngắt quãng, vì các dây thanh không rung động. Hiện tại có nhiều đợt không khí không có chu kì hoạt động với tư cách như một nguồn âm, và chỗ tắc hoặc chỗ ngắt ở một vị trí nào đó trong lối thoát không khí và các khoang phía trên thanh quản trở thành nguồn âm. Ở một âm xát vô thanh, chẳng hạn như âm [f] trong từ phố, sự hỗn loạn sinh ra khi môi dưới hơi tì vào mép hàm răng trước phía trên là nguồn âm. Vì vậy, các âm xát có thể là vô thanh hoặc hữu thanh, và âm [f] vô thanh là âm giống hệt với âm [v] hữu thanh, vốn sử dụng cả rung động của khe thanh lẫn sự hỗn loạn được sinh ra do tắc nghẽn cục bộ. So sánh các từ phố và vố, trong đó nét khu biệt chính là hữu thanh, hay rung động dây thanh, trong suốt quá trình phát âm âm [v].

Các âm tắc cũng có tính chất vô thanh nếu rung động dây thanh không bắt đầu cho đến khi bắt đầu sự giải phóng sự tắc nghẽn ở trong khoang miệng. Nét khu biệt chính giữa các âm đầu ở trong các từ pin và bin, khi được phát âm, là ở chỗ ở từ đầu, rung động dây thanh bắt đầu sau khi hai môi đã bắt đầu tách ra, và ở từ sau, các khe thanh đã đang rung động khi hai môi tách ra.

Trong lời nói liên tục bình thường một số quá trình này diễn ra rất nhanh, và kết quả là có thể kết hợp với nhau. Âm tạo ra có thể cho biết những thay đổi chất lượng nhanh chóng, và khía cạnh động lực học lời nói này cũng quan trọng trong việc cung cấp các dấu hiệu cho người nghe một chuỗi cố hữu các âm lời nói.

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 34 - 40)