Cao độ của âm thanh

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 31 - 32)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

1.3.3.Cao độ của âm thanh

Hai thuộc tính sinh âm nổi bật giữ vị trí quan trọng trong việc miêu tả giọng nói: một là, cao độ là một chỉ tố xác định nổi bật nhất của sự nổi trội. Nó thường được đo theo tỉ lệ, ví dụ, tần số dao động của thanh quản trong quá

trình sinh âm, có thể được đo trực tiếp từ dạng sóng lời nói; và hai là, cường độ, như một yếu tố xác định chính của cường độ lời nói nói chung. Không thể

gộp các kiểu sinh âm (phonation modes) theo một cách hoàn toàn giống nhau, bởi vì mặc dù chúng có thể được phân loại một cách dễ dàng về mặt thính giác, nhưng chúng nằm trong mối quan hệ phức tạp hơn nhiều, gián tiếp hơn và không nhất quán với các giá trị âm học khác nhau.

"Cao độ là đại lượng cảm thụ, tương quan với tần số của sóng âm; trong lời nói, cao độ tương quan với tần số thanh cơ bản của dây thanh" (định nghĩa của R. L. Trask trong Dictionary of Phonetics and Phonology, tr 278)

Cao độ thể hiện bằng vùng tần số cơ bản phản ánh những sự khác nhau có tính chất sinh học về thanh quản, đặc biệt ở chiều dài và các cấu trúc cơ của các khe thanh ở nam giới, nữ giới và trẻ em. Tần số càng lớn âm phát ra càng cao. Một âm thanh có thể là tổ hợp của nhiều tần số, trong tiếng nói, tần số cơ bản là đáp ứng của sự rung động các dây thanh âm, tần số cơ bản thường được ký hiệu là F0. Tần số cơ bản phụ thuộc vào khối lượng và sự căng của đôi dây thanh. Dây thanh của phụ nữ, trẻ em thường mảnh hơn và căng hơn của đàn ông, người già do đó âm phát ra có tần số cao hơn. Có một khoảng biến cá nhân khá rộng, tuy nhiên các vùng F0 chung đối với người nói tiếng Anh là:

Người lớn nam 80 - 200 Hz Người lớn nữ 150 - 300 Hz Trẻ em 200 - 500 Hz

Các giá trị trung bình được tính bởi Peterson và Barney (1952) là khoảng 130 Hz (nam), 220 Hz (nữ) và 270 Hz (trẻ em) [126, tr 183].

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 31 - 32)