Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 48 - 50)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

2.1.Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu

Chương này trình bày mối quan hệ của các thanh điệu cụ thể là quan hệ của tần số cơ bản F0 đối với cấu trúc formant của nguyên âm.

Về mặt vật lí, thanh điệu là sự vận động của thanh cơ bản (F0), trong quá trình phát âm âm tiết. Sự vận động của F0 (đường nét âm điệu) có thể biểu diễn dưới dạng đường cong như là đồ thị của hàm sóng âm, phụ thuộc vào thời gian. Tần số của thanh cơ bản làm thành độ cao hay âm vực của giọng trong suốt quá trình phát âm. Do đó, sự thay đổi độ cao của thanh cơ bản sẽ cho những đường nét lên xuống của thanh điệu và ngữ điệu. Tần số thanh cơ bản F0 mang tính tương đối; nhưng đặc trưng cho từng thanh điệu. Đường nét F0 được xác định bằng sự biến đổi tần số dao động của dây thanh, do các cơ thanh quản, cũng như áp suất dòng khí đi qua thanh môn điều phối. Như vậy, thanh điệu là tổng hòa các tiêu chí về độ cao, kết hợp với sự điều phối các cơ của thanh quản, và dòng khí đi qua thanh môn tạo nên các kiểu tạo thanh khác nhau.

2.1. Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu điệu

Về trường độ, các mẫu khảo sát cho thấy thanh điệu có ảnh hưởng đến trường độ của các nguyên âm. Do những thể hiện về đường nét gãy, trắc trong phân bố cường độ và cao độ mà các thanh trắc cũng bị ngắn lại. Khi đo trường độ nguyên âm ở tất cả các mẫu trong kết hợp với thanh điệu chúng tôi nhận thấy đối với các thanh bằng như huyền và ngang, trường độ của nguyên âm dài hơn khi kết hợp với các thanh trắc. Trong đó khi kết hợp với thanh huyền, nguyên âm có trường độ dài nhất từ 322 - 408 ms. Thanh nặng có

trường độ ngắn nhất 158 – 202 ms. Chính sự kéo dài trường độ của nguyên âm khiến cho cấu trúc formant của nguyên âm cũng dài ngắn tuỳ theo các kết hợp thanh điệu.

Trong tương quan so sánh thì nguyên âm khi kết hợp với thanh điệu có thể sắp xếp theo trật tự: từ dài đến ngắn tính theo ms như sau: huyền - ngang - ngã - sắc - hỏi - nặng. Trường độ của nguyên âm khi kết hợp với thanh điệu ở cả hai nhóm CTV nam và nữ được minh họa bằng bảng và biểu đồ sau:

CTV Nam

Thanh điệu Trường độ (ms)

Huyền Ngang Ngã Sắc Hỏi Nặng

/i/ 371 363 313 256 267 158 /e/ 332 324 301 257 233 184 // 357 352 301 258 220 178 // 331 328 300 274 254 176 // 339 333 276 276 254 167 /a/ 322 317 271 290 222 159 /u/ 341 333 275 258 247 186 /o/ 345 331 291 289 257 197 // 367 333 288 291 228 160

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 48 - 50)