Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm đầu /m,n, /

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 78 - 81)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

3.2.Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm đầu /m,n, /

Tất cả các âm mũi /m, n, ŋ/ có cấu âm phụ thuộc vào luồng hơi đi qua khoang họng và khoang miệng, ví dụ âm /m/ của từ ma hay mi. Các phụ âm mũi kiểu như vậy được tạo ra với ngạc mềm hạ thấp xuống để cho luồng hơi đi qua đường mũi, và với khoang miệng bị ngăn chặn trong suốt khoảng thời gian phát âm phụ âm. Trong hoạt động này, khoang họng và khoang mũi mở và khoang miệng đóng tất cả đều tham gia vào các thuộc tính cộng hưởng của âm. Chẳng hạn như [m, n, ] như trong từ mê, nê và âm đầu của từ nga, mạc hay ngạc mềm được hạ thấp nhưng lại có một động tác khép hoàn toàn ở miệng (ở hai môi đối với [m], giữa đầu lưỡi và răng hay chân răng đối với [n], giữa phần sau lưỡi và ngạc mềm (mạc) đối với []). Kết quả là toàn bộ không khí được dùng trong hoạt động tạo sản của chúng bị đổi qua mũi.

Cấu âm của phụ âm mũi hữu thanh thể hiện bằng một dải sóng hữu thanh dài có biên độ và tần số thấp hơn tần số hữu thanh của nguyên âm, năng

lượng tần số là các khoảng đậm nhạt yếu hơn ở khu vực nguyên âm. Đặc điểm của sóng âm và ảnh phổ được miêu tả và minh hoạ như sau:

Hình 3.3: Ảnh phổ minh họa vùng năng lượng tần số của /m/ trong so sánh với /e/

Ảnh trên cho thấy, âm vị /m/ là phụ âm tắc, không bật hơi, hữu thanh. Trên biểu đồ phổ, sự xuất hiện của âm vị /m/ được nhận biết bằng sự chuyển động đột ngột từ thời điểm không có hoặc rất ít năng lượng sang một sự đột biến của năng lượng trên một khoảng rộng tần số trong một khoảng thời gian dài mà ta thường thấy như một cột dựng đứng. Trên biểu đồ sóng, âm vị /m/ thường chỉ bao gồm vài xung tuần hoàn có biên độ thấp. Ranh giới giữa âm vị /m/ với hữu thanh đằng trước và nguyên âm đằng sau dễ dàng được xác định bằng sự thay đổi về biên độ và tần số trên biểu đồ sóng và biểu đồ phổ.

Ranh giới giữa âm mũi và các nguyên âm được nhận thấy trên biểu đồ phổ bằng việc sự xuất hiện của các formant. Kết cấu formant của các phụ âm mũi về cơ bản giống với kết cấu formant của các nguyên âm. Tuy nhiên, hình dạng ba formant đầu tiên của chúng thường khác với hình dạng formant của

một nguyên âm bởi sự chuyển động đều đặn ổn định và có phần đi lên rất đột ngột của hầu hết các formant là do trường độ tăng cường của hệ thống khoang cộng hưởng trong thế so sánh với trường độ tăng cường của các nguyên âm bên cạnh. Cường độ tổng thể của tất cả các âm mũi là thấp hơn đáng kể so với cường độ tổng thể của các nguyên âm. Đoạn chuyển tiếp formant của phụ âm /m/ sang nguyên âm có trường độ nằm trong khoảng 50 ms vùng mà tần số formant có sự thay đổi mạnh mẽ.

Điểm kết thúc của âm vị /e/ được xác định trên biểu đồ sóng. Âm /e/ là nguyên âm, tại điểm kết thúc các sóng đi lên hoặc đi xuống chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần. Trên biểu đồ phổ có thể nhận thấy rất rõ các formant F1, F2, F3 của âm vị /e/. Các phụ âm mũi /n/, /m/ có năng lượng thấp nhất trong các loại âm vị, do đó formant của hai âm này mờ nhạt hơn nguyên âm /e/. Các F2, F3 của hai phụ âm /n/, /m/ ở đoạn tiếp giáp với /e/ thường có cùng độ cao và song song với F2, F3 của /e/ do bị ảnh hưởng của các formant này.

3.2.1. Trường độ formant của nguyên âm

Trường độ formant của nguyên âm đi sau phụ âm tắc hữu thanh thường dài hơn đáng kể so với nguyên âm đứng sau các phụ âm tắc vô thanh tuy nhiên chúng vẫn ngắn hơn so với nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập: so sánh

mi và ti; nga và ca; nguyên âm trong kết hợp phụ âm và nguyên âm trong ngữ

cảnh độc lập:

Nguyên âm

Trường độ formant nguyên âm (ms)

Ngữ cảnh CV Ngữ cảnh V

/m/ /n/ //

/i/ 333 338 324 348

/e/ 347 352 331 353

// 345 347 321 354 // 312 300 319 363 /a/ 350 301 313 351 /u/ 363 345 325 371 /o/ 353 320 317 364 // 361 322 303 367

Bảng 3.4: Trường độ formant của nguyên âm

Biểu đồ 3.4: Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp /m, n, /

Một phần của tài liệu Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (Trang 78 - 81)